Danh mục

Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.30 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mấy năm gần đây, trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm viết theo thể cố sự tân biên, và đã có không ít tác phẩm xuất sắc. Quan niệm của các nhà văn về thể cố sự tân biên đơn giản là: tác giả sử dụng các tác phẩm đã nổi tiếng để tiến hành cải biên, dùng cái nhìn hiện đại để đánh giá lại hình tượng nhân vật, tình tiết câu chuyện, và nội dung tư tưởng của tác phẩm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiện tượng truyện cũ viết lại trong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Hiện tượng truyện cũ viết lạitrong văn học Trung Quốc hiện đại (Nhìn từ lí thuyết liên văn bản) Mấy năm gần đây, trên văn đàn Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩmviết theo thể cố sự tân biên, và đã có không ít tác phẩm xuất sắc. Quan niệm của các nhàvăn về thể cố sự tân biên đơn giản là: tác giả sử dụng các tác phẩm đã nổi tiếng để tiếnhành cải biên, dùng cái nhìn hiện đại để đánh giá lại hình tượng nhân vật, tình tiết câuchuyện, và nội dung tư tưởng của tác phẩm; tổ chức lại hình tượng nhân vật, tình tiết câuchuyện, nội dung tư tưởng trong nguyên tác để phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại,từ đó thể hiện một phương thức sáng tác mới. Một điều dễ nhận thấy là ở Trung Quốc,tứ đại kì thư thời Minh - Thanh (Thủy hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng,Kim Bình Mai) được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn để viết lại, sáng tạo lại dướihai hình thức phổ biến là tiểu thuyết và phim, hiện nay xuất hiện thêm hình thức thứ bacũng khá ăn khách là Game online. Tiểu thuyết Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, được nhiều nhà làm phim TrungQuốc tái hiện lại qua các bộ phim như:Hồng lâu mộng, Tân hồng lâu mộng, Đại Ngọctruyện. Gần đây nhất tác phẩm này đã được nhà văn Nhật Ashibe Taku chuyển thể thànhtiểu thuyết hình sự tân thời với tên gọi khá ăn khách Án mạng lầu hồng (xuất bản tạiNhật năm 2004). Trong đó, nhân vật chính Giả Bảo Ngọc trở thành thám tử “nghiệp dư”phá vụ án giết người hàng loạt tại Giả phủ mà nạn nhân là các cô gái trong Kim Lăngthập nhị thoa. Truyện bắt đầu bằng cảnh Bảo Ngọc cùng các cô gái xinh đẹp nhà họ Giả đượcNghênh Xuân mời đến Đại Quan viên. Nghênh Xuân là chị gái của Bảo Ngọc đượctuyển vào cung làm quý phi. Để đón chào cô về thăm nhà, họ Giả đã cho xây hẳn mộtĐại Quan viên tráng lệ và rộng lớn. Nhưng trong lần về thăm nhà này, Nghênh Xuân lờmờ cảm nhận được có một tội ác nào đó sẽ xảy ra. Vì vậy, cô cho mời họ hàng đến đâyđể lánh nạn. Cuốn sách ban đầu diễn biến rất chậm. Nhưng sau khi thi thể Nghênh Xuân đượcphát hiện đang nổi lênh đênh trên mặt hồ trong khu vườn, một loạt cái chết khác liên tụcdiễn ra. Nhịp độ cuốn tiểu thuyết tăng dần lên đúng với đặc trưng của thể loại trinhthám(12), khác hẳn với nhịp điệu tự sự trong văn bản gốc - tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng. Ashibe Taku sử dụng lại toàn bộ nhân vật trong Hồng Lâu Mộng của Tào TuyếtCần, nhưng lại “tân biên” với “phong cách và cốt truyện khác hẳn”. Nguyên gốc HồngLâu Mộng của Tào Tuyết Cần là cuốn tiểu thuyết viết về những mối tình giai nhân - tàitử. Tác phẩm tái hiện lại cuộc sống xa hoa ở Giả phủ, cùng những quan hệ tình cảm đanxen…, từ đó phản ánh bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Trung Quốc trong buổisuy tàn. Án mạng lầu hồng khác với những tác phẩm viết lạiHồng lâu mộng đã có trướcđó, thuần túy là cuốn tiểu thuyết trinh thám với hệ thống tình tiết là các vụ giết ngườihàng loạt. Ashibe Taku mượn Hồng lâu mộng làm bối cảnh nền cho tác phẩm của mình,đặc biệt nhiều tình tiết trong Hồng lâu mộngđược ông sử dụng một cách nhuần nhuyễn.Sự phóng tác, tái sáng tạo của Ashibe Taku đi khá xa so với nguyên bản. Hồng lâumộng với 120 chương, 732 nhân vật được mệnh danh là đại kỳ thư về nhiều phương diện(nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca, hội họa, đạo đức, ẩm thực…) của văn học cổ Trung Quốc,trong khi Án mạng lầu hồng về cơ bản là cuốn tiểu thuyết bình dân. Ngôn từ thơ cacủa Hồng lâu mộng đã bị thay thế bởi ngôn ngữ khẩu ngữ hiện đại trong Án mạng lầuhồng. Nhân vật Giả Bảo Ngọc từ một công tử hào hoa trở thành một thám tử khôngchuyên. Sau khi cuốn sách ra mắt bạn đọc Trung Quốc vào đầu năm 2009, ngay lập tức đãxuất hiện hai luồng phản ứng trái chiều nhau. Một số tỏ ra hứng thú, số khác lại tỏ ra“bất bình” vì cho rằng tác phẩm của Ashibe Taku đã báng bổ Hồng Lâu Mộngcủa TrungQuốc. Mới đây, sự kiện một cô gái trẻ viết tiếp Hồng Lâu Mộng trên mạng Internet cũngkhiến dư luận và báo giới hết sức quan tâm. Tác giả bắt chước bút pháp của Tào TuyếtCần, căn cứ vào các tình tiết của nguyên tác và tham khảo những nghiên cứu của cácnhà Hồng học để xây dựng khung bố cục, và tự mình sáng tạo nội dung tình tiết. Tiểu thuyết Kim Bình Mai của tác giả Vương Thế Trinh vốn được phát triển từmột số tình tiết trong truyện Thủy Hử của Thi Nại Am, về sau cũng được khá nhiều đạodiễn chuyển thể thành phim. Hay từ truyện Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La QuánTrung, người ta có thể lẩy ra các câu chuyện nhỏ khác cũng không kém phần hấp dẫnnhư: Kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ, Ngựa Xích Thố, Cái chết của Xích Thố, Lưu Bịthăm bạn, Đại chiến Xích Bích,… Trong số bốn tiểu thuyết lớn của Trung Quốc thời Minh - Thanh, Tây du ký đượcxem là tác phẩm hấp dẫn nhất đối với người đọc mọi thế hệ. Sức hấp dẫn của nó đã tạonên không gian sáng tạo vô cùng đa dạng cho các tác giả về sau này để viết lại chính nó. Tây du ...

Tài liệu được xem nhiều: