Danh mục

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cơ hội và thách thức hướng tới phát triển thương mại bền vững

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 569.64 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong xu thế phát triển mang tính toàn cầu và đa liên kết như hiện nay, ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới không chỉ cắt giảm sâu thuế quan, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia, mà còn cam kết về các lĩnh vực phi thương mại như vấn đề con người, lao động, minh bạch hóa, quyền sở hữu trí tuệ và môi trường. Với việc tham gia hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam đã và đang đi trên con đường định hướng phát triển thương mại theo hướng bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cơ hội và thách thức hướng tới phát triển thương mại bền vững HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI BỀN VỮNG Ths. Trần Hoàng Hà Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Trong xu thế phát triển mang tính toàn cầu và đa liên kết như hiện nay, ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới không chỉ cắt giảm sâu thuế quan, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia, mà còn cam kết về các lĩnh vực phi thương mại như vấn đề con người, lao động, minh bạch hóa, quyền sở hữu trí tuệ và môi trường. Với việc tham gia hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam đã và đang đi trên con đường định hướng phát triển thương mại theo hướng bền vững Từ khóa: EVFTA, CPTPP, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thương mại bền vững, môi trường 1. Giới thiệu về thƣơng mại bền vững và sự khác biệt giữa FTA thế hệ mới và FTA truyền thống Ý tưởng về phát triển bền vững đã được phát triển t n a sau thế kỷ 19, khi quốc gia phát triển phương Tây nhận ra những tác động tiêu cực t các hoạt động kinh tế lên chất lượng môi trường và sự ổn định xã hội (hay nói cách khác, là b t nguồn t nhận thức của kinh tế học sinh thái). Cho đến năm 1987, trong bản báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development – WCED) đã đưa ra khái niệm chính thức đầu tiên về “phát triển bền vững”. Theo đó, phát triển bền vững được định nghĩa là “một ý niệm mà ở đó con người sống và thỏa mãn nhu cầu của mình mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.T đó, thay vì cổ v cho sự phát triển một cách cực đoan (khai thác tài nguyên, mở rộng sản xuất tràn lan hay thực hiện chiến tranh để chiếm hữu) các nhà kinh tế, chính trị gia c ng như những thể nhân tham gia vào nền kinh tế quốc gia c ng như nền kinh tế quốc tế dần nhận ra tầm quan trọng của sự phát triển bền vững. Câu h i được đặt ra thời nay không còn là “Liệu mục tiêu phát triển và mục tiêu về môi trường có xung đột nhau hay không?” (hàm ý sự đánh đổi giữa phát triển và phúc lợi) mà là “Làm sao để đạt được sự phát triển bền vững?” Có nhiều khái niệm được các nhà học giả, các chính trị gia đưa ra nhằm giải thích cho cụm t phát triển bền vững. Đơn c như việc coi sự phát triển bền vững là việc đảm bảo sự công bằng về lâu dài cho các thế hệ tương lai (Stoddart, 2011) hay là sự ổn định lâu dài về kinh tế và môi trường – điều mà có thể đạt được thông qua hội nhập và sự th a nhận về các mối lo về kinh tế, môi trường và xã hội trong quá trình đưa ra các quyết định (Emas, 2015). Về sự phát triển bền vững trong thương mại quốc tế hay thương mại bền vững cho đến thời điểm hiện nay chưa có định nghĩa đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, nhìn chung, thương mại bền vững được nhìn nhận dưới ba giác độc cơ bản là kinh tế - xã hội và sinh thái. Zhou (2004) đã định nghĩa 125 thương mại bền vững là sự trao đổi hướng tới sự phát triển bền vững, đòi h i thương mại quốc tế quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường. Dương (2015) định nghĩa thương mại bền vững là sự phát triển ổn định, hợp lý, lâu dài về quy mô, chất lượng, cơ cấu và mức dọ thân thiện với môi trường của thương mại. Hoặc c ng có thể hiểu phát triển thương mại bền vững là sự tăng trưởng cao, hợp lý, ổn định, dài hạn cả về về quy mô, tốc độ của các hoạt động thương mại g n với sự dịch chuyển về cơ cấu và nâng cao về chất lượng của các hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ. Phát triển thương mại đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng (Phạm, 2019). Tóm lại, có thể hiểu thương mại bền vững là một sự phát triển mang tính tổng thể và cân bằng giữa sự phát triển về lượng và sự phát triển về chất của nền kinh tế. Trong thực tế, hầu hết mọi người khi đề cập đến “phát triển bền vững” sẽ liên tưởng đến sự phát triển bền vững về mặt môi trường và sinh thái (Tolba, 1984), c ng là điều mà bài nghiên cứu này tập trung hướng tới. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, “nền kinh tế” ở đây không ch được hiểu như là nền kinh tế của một quốc gia, mà là nền kinh tế của các quốc gia, có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc, tùy thuộc và tác động lẫn nhau trong một bức tranh toàn cầu nhiều màu s c. Có nhiều cách để các quốc gia kết nối với nhau, có thể về kinh tế, chính trị, về văn hóa, xã hội, …Nhưng xét đến nguyên nhân gốc rễ, thì không thể không nghĩ tới sự liên kết nhằm mục tiêu lợi ch, đặc biệt là lợi ích về chinh trị và lợi ích về kinh tế. Sự liên kết liên quốc gia về mặt kinh tế thường được thực hiện dưới hình thức ký kết hiệp định, th a thuận hội nhập kinh tế ở nhiều mức độ (thấp nhất là khu vực thương mại tự do và cao nhất là liên minh kinh tế), trong đó, hình thức ký kết hiệp định hình thành khu vực thương mại tự do chiếm đa số (lên tới 90 %, theo Kaul, 2018), Nếu như trước kia, các hiệp định thương mạithường ch được ký với mục đ ch gỡ b rào cản thương mại (thuế quan và phi thuế quan) là chủ yếu, thì ngày nay, hiệp định thương mại tự do có mức độ cam kết sâu rộng hơn rất nhiều và thường được gọi là hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Theo tác giả Mạnh Cường (2018), so với hiệp định thương mại tự do truyền thống, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thể hiện được sự tân tiến và cấp thời hơn ở bốn điểm: (1) mức độ cam kết rộng, bao trùm gần như toàn bộ hàng hóa và dịch vụ; (2) mức độ cam kết sâu hơn, cắt giảm thuế quan về 0% với hầu hết các mặt hàng; (3) áp dụng cơ chế thực thi chặt chẽ; (4) cam kết ngoài lĩnh vực truyền thông (ví dụ: môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, …) Trong đó, đặc điểm thứ tư làm nên sự khác biệt đặc trưng nhất của FTA thế hệ mới so với FTA truyền thống Cho đến thời điểm hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: