Danh mục

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc?

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 716.04 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề xuất đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc được Hàn Quốc đưa ra từ năm 2009. Sau đó, hai bên đã nhất trí nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định này nhằm mở rộng kinh tế thương mại đầu tư giữa hai nước. Cho đến nay, Nhóm Công tác Chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của một Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do song phương giữa Việt Nam và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc? Khuyến nghị chính sách Hiệp định thương mại tự do  Việt Nam – Hàn Quốc?  Đề xuất đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc được Hàn Quốc đưa ra từ năm 2009. Sau đó, hai bên đã nhất trí nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định này nhằm mở rộng kinh tế thương mại đầu tư giữa hai nước. Cho đến nay, Nhóm Công tác Chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của một Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với hai nền kinh tế. Nghiên cứu1 dưới đây thể hiện quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhân danh cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về chủ trương đàm phá, ký kết hiệp định này. 1 Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong Nghiên cứu này là của các tác giả và do đó không thể hiện quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương 2 1. Về quan điểm tiếp cận Hội nhập kinh tế quốc tế là một tiến trình quan trọng và không thể đảo ngược của Việt Nam. Gia nhập WTO, tiếp tục các đàm phán trong khuôn khổ WTO và đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại lớn là một trong những phương thức tất yếu của quá trình hội nhập này. Do đó, việc Chính phủ xem xét, xúc tiến đàm phán và ký kết các FTAs với các đối tác quan trọng nhằm mang lại cho Việt Nam những cơ hội ưu tiên để cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết. Mặc dù vậy, việc lựa chọn đối tác và thời điểm đàm phán, ký kết FTA là rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các FTA với tiến trình hội nhập và sự phát triển của Việt Nam nói chung. Điều này xuất phát từ thực tế: - Việt Nam hiện đang đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) và đứng trước rất nhiều lựa chọn về đối tác ký FTA (EU, Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, EFTA, A-rập Xê- út, GCC…) trong khi nguồn lực (nhân lực, vật lực) của Việt Nam là rất hạn chế. Việc cùng lúc đàm phán, ký kết nhiều FTA hầu như là không khả thi; - Thực tế Việt Nam đã ký kết tổng cộng 7 FTA với 16 đối tác (trong đó chỉ có duy nhất một FTA song phương với Nhật Bản, số còn lại trong khuôn khổ ASEAN) nhưng việc tận dụng tối đa hiệu quả kinh tế tổng thể từ việc thực thi các FTA này vẫn còn là vấn đề khó khăn. Vì vậy, Chính phủ (thông qua Bộ Công thương) cần có bước đi thận trọng, tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA Việt Nam – Hàn Quốc trước khi quyết định có bắt đầu đàm phán FTA với Hàn Quốc hay không. 3 2. Về các ý kiến cụ thể 2.1. Dự thảo thiếu các phân tích về lý do tại sao Việt Nam ưu tiên đàm phán FTA với Hàn Quốc mà không phải là với các đối tác khác Toàn bộ Dự thảo hiện tại tập trung vào việc phân tích quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (hiện tại và trong tương lai với FTA) để từ đó làm rõ những lợi ích (đặc biệt là về thương mại của FTA này). Đây là việc rất cần thiết và phù hợp. Mặc dù vậy, như đã đề cập, Việt Nam hiện đứng trước nhiều khả năng đàm phán, ký kết FTA khác nhau, trong đó có những FTA với những đối tác lớn tương tự hoặc hơn Hàn Quốc, với những lợi ích dự báo là không hề nhỏ. Vì vậy, để đủ sức thuyết phục, Dự thảo cần bổ sung phần nội dung quan trọng phân tích tại sao chúng ta nên ưu tiên chọn đàm phán ký kết FTA với Hàn Quốc mà không phải là với những đối tác khác với những lợi ích được cho là lớn hơn, đặc biệt trong hoàn cảnh: - Một số các đối tác FTA (ví dụ EU, GCC …) là những khu vực thuế quan rộng lớn, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn và vì vậy việc ký kết FTA với những đối tác có thể là một “bước đi tắt” hiệu quả để có được FTA cùng lúc với hàng chục thị trường quan trọng2 mà ở đó Việt Nam chắc chắn có lợi ích lâu dài; - Việt Nam đã có FTA với Hàn Quốc thông qua ASEAN (AKFTA) với mức độ mở cửa từ phía Hàn Quốc tương đối mạnh3 và có không ít ý kiến rằng 2 Quan điểm e ngại rằng những đối tác này thiếu đồng nhất trong nội bộ và có thể sẽ khiến cho quá trình đàm phán FTA kéo dài, làm các đối tác đàm phán tốn nhiều nguồn lực có thể là không phù hợp. Ví dụ, việc đàm phán FTA mà EU đạt được với Hàn Quốc được thực hiện từ 5/2007 đến 10/2009 với 8 Vòng đàm phán, không dài hơn so với quá trình đàm phán các FTA song phương bình thường giữa các nước. 3 Theo Phụ lục I – Hiệp định khung về thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc thì Hàn Quốc sẽ loại bỏ 70% dòng thuế trong Nhóm thông thường (Normal Track) vào thời điểm AKFTA có hiệu lực (2007), 95% các dòng thuế trong Nhóm thông thường vào 1/1/2008 và loại bỏ hoàn toàn các dòng thuế trong Nhóm thông thường vào 1/1/2010. Cam kết này của Hàn Quốc áp dụng chung cho tất cả các nước ASEAN, không phụ thuộc vào việc nước ASEAN đó có thuộc nhóm ASEAN 6 (phải thực hiện cam kết sớm hơn các nước ASEAN còn lại) hay không. 4 Việt Nam trước mắt cứ tận dụng tốt nhất các cam kết từ AKFTA này là đã tốt rồi, nguồn lực nên tập trung vào các FTA cấp bách hơn. - Việt Nam đã và đang nhập siêu từ Hàn Quốc (thậm chí tốc độ nhập siêu còn gia tăng mạnh hơn sau AKFTA), FTA với Hàn Quốc được dự báo sẽ khiến cho hiện tượng này tiếp tục gia tăng. Lợi ích thu được từ việc có thể mua nguyên vật liệu từ Hàn Quốc với giá rẻ liệu có đủ bù đắp cho bất lợi này? Điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nếu có FTA với các thị trường lớn mà Việt Nam đang xuất siêu và có mức bảo hộ qua thuế quan thực tế còn lớn, lợi ích Việt Nam với tư cách là nền kinh tế “định hướng xuất khẩu” thu được sẽ cao hơn, lâu dài hơn. 2.2. Về đánh giá chính sách FTA của Hàn Quốc (Mục 2 trang 3) Những trình bày trong Dự thảo về chiến lược và tình hình ký kết các FTA của Hàn Quốc đã bước đầu cho thấy Hàn Quốc dường như chủ trương đàm phán, ký kết càng nhiều FTA càng tốt, với cả các đối tác phát triển và đang phát triển, ở hầu hết cá ...

Tài liệu được xem nhiều: