Danh mục

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời dự báo những cơ hội và thách thức khi tham gia EVFTA, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định thương mại Việt Nam – EU cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG EU TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng – Nguyễn Thị Ngọc Ánh Nguyễn Thị Duyên – Ma Thị Thanh Tâm1Tóm lược: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 thành viên EU. EVFTA là hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Điều này tác động đến hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có nông sản. Hiệp định tạo lợi thế về chi phí cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được các yêu cầu về chất lượng, chứng chỉ từ các quốc gia nhập khẩu và có hành động đáp ứng nhưng chưa đầy đủ cũng như gặp khó khăn trong công nghệ bảo quản, nắm bắt thông tin ngôn ngữ, tài liệu marketing, chi phí vận tải. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời dự báo những cơ hội và thách thức khi tham gia EVFTA, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EUTừ khóa: EVFTA, cơ hội, thách thức, xuất khẩu nông sản, Việt Nam1. ĐẶT VẤN ĐỀ Liên minh châu Âu (EU) là một đối tác kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam. Trong 10 năm qua(2011–2021), thị trường xuất khẩu đã được mở rộng cả về quy mô thị trường và cơ cấu thị trường xuấtkhẩu, mặt hàng xuất khẩu đã góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cảnước. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20–23% và tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu bình quân vào khu vực này của Việt Nam đạt 12.87% chỉ sau tốc độ tăng trưởng xuấtkhẩu vào thị trường châu Á. Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) nhiều mặt hàng chủ lựccủa Việt Nam như rau quả, cà phê, điều, cao su… Trong đó, nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷtrọng cao nhất. Trong bối cảnh dịch Covid–19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuấtkhẩu hàng hóa của Việt Nam giữ được mức tăng trưởng dương là một thành công đáng tự hào của nềnkinh tế nước ta. Trong quá trình hồi phục nền kinh tế sau dịch Covid–19, Hiệp định Thương mại Tự doViệt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, được kỳ vọng sẽ cóảnh hưởng tích cực đến hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) được xem là một hiệp định thương mại tự do thếhệ mới với tiêu chuẩn cao, toàn diện, độ mở lớn và cân bằng lợi ích. Trong bối cảnh Hiệp định Thươngmại Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, nông sản là một trong những mặt hàng được hưởng lợi từnhững ưu đãi thuế quan do Hiệp định này mang lại. Tuy nhiên, tham gia Hiệp định cũng đặt ra nhiềuthách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, bài viết nghiên cứu cơ hội và thách thức đối vớixuất khẩu nông sản của Việt nam trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực nhằm đề xuất các giải pháp nhằmđẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU trong thời gian tới.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4952. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀEU (EVFTA) Liên minh châu Âu là một đối tác kinh tế, thương mại lớn của Việt Nam. Những năm gần đây,hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này luôn tăng cả về quy mô và giá trị. Ngày 30 tháng 6 năm 2019, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) chínhthức được ký kết tại Hà Nội, có hiệu lực vào tháng 7/2020. Hiệp định EVFTA là một trong những FTAlớn nhất Việt Nam đã tham gia kể cả phạm vi liên kết của Hiệp định và mức độ tác động của Hiệp địnhđến kinh tế xã hội. Đây được coi là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn cao, toàndiện, độ mở lớn và cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và EU, góp phần củng cố mối quan hệ song phươngtheo hướng chiến lược, toàn diện và bền vững, đồng thời phù hợp với quy định của Tổ chức Thươngmại Thế giới. Có 16 nội dung chính được ký kết trong hiệp định như: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ,phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật thương mại. Về góc độ mở cửa thị trường, Hiệp định này sẽđem lại cơ hội lớn cho lĩnh vực nông nghiệp khi thuế hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EUsẽ dần giảm xuống về 0% sau một lộ trình ngắn. Cụ thể: ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 70,3% kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế 0%. Sau 07 năm, 99,7% kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sẽ được hưởng thuế 0%, một số ít các mặt hàng còn lại sẽ được nhập khẩu vào EUtheo hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Đối với mặt hàng nôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: