Hiệp định về quan hệ thương mại (2000) giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệp định về quan hệ thương mại (2000) HIỆP ĐỊNHGIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI (2000)Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp Chủng QuốcHoa Kỳ (dưới đây được gọi chung là các Bên và gọi riêng là Bên),Mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng cólợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau;Nhận thức rằng, việc các Bên chấp nhận và tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn thươngmại quốc tế sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại cùng có lợi, và làm nền tảng cho cácmối quan hệ đó;Ghi nhận rằng, Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đangtrong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến hành các bước hội nhập vào kinh tế khuvực và thế giới, trong đó có việc tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), và Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - TháiBình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO).Thoả thuận rằng, các mối quan hệ kinh tế, thương mại và việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệlà những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc tăng cường các mối quan hệ songphương giữa hai nước; vàTin tưởng rằng, một hiệp định về quan hệ thương mại giữa các Bên sẽ phục vụ tốt nhấtcho lợi ích chung của các Bên;Ðã thoả thuận theo nội dung sau:Chương I THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁÐiều 1: Quy chế Tối huệ quốc (Quan hệ Thương mại Bình thường) và Không phân biệtđối xử1. Mỗi Bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuấtkhẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hànghoá tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nàokhác trong tất cả các vấn đề liên quan tới:A. mọi loại thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hay xuấtkhẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuế quan và phí đó;B. phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, và việc chuyển tiềnquốc tế của các khoản thanh toán đó;C. những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả những quy định vềhoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải;D. mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào hàng nhậpkhẩu;E. luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải,phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa; vàF. việc áp dụng các hạn chế định lượng và cấp giấy phép.2. Các quy định tại khoản 1 của Ðiều này sẽ không áp dụng đối với hành động của mỗiBên phù hợp với nghĩa vụ của Bên đó trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và cáchiệp định trong khuôn khổ của tổ chức này. Tuy vậy, một Bên sẽ dành cho các sản phẩmcó xuất xứ tại lãnh thổ Bên kia sự đối xử Tối huệ quốc trong việc giảm thuế do các đàmphán đa phương dưới sự bảo trợ của WTO mang lại, với điều kiện là Bên đó cũng dànhlợi ích đó cho tất cả các thành viên WTO.3. Những quy định tại khoản 1 của Ðiều này không áp dụng đối với:A. Những thuận lợi mà một trong hai Bên dành cho liên minh thuế quan hoặc khu vựcmậu dịch tự do mà Bên đó là thành viên đầy đủ; và Những thuận lợi dành cho nước thứba nhằm tạo thuận lợi cho giao lưu biên giới.4. Các quy định tại mục 1.F của Ðiều này không áp dụng đối với thương mại hàng dệt vàsản phẩm dệt.Ðiều 2: Ðối xử Quốc Gia1. Mỗi Bên điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng tới thươngmại để tạo cho hàng hoá của Bên kia những cơ hội cạnh tranh có ý nghĩa đối với các nhàcạnh tranh trong nước.2. Theo đó, không Bên nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, quy định bất cứ loại thuế hoặc phínội địa nào đối với hàng hoá của Bên kia nhập khẩu vào lãnh thổ của mình cao hơn mứcđược áp dụng cho hàng hoá tương tự trong nước, dù trực tiếp hay gián tiếp.3. Mỗi Bên dành cho hàng hoá có xuất xứ tại lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kémthuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá nội địa tương tự về mọi luật, quy định và cácyêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán hàng, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu khovà sử dụng trong nước.4. Ngoài những nghĩa vụ ghi trong khoản 2 và 3 của Ðiều này, các khoản phí và biệnpháp qui định tại khoản 2 và 3 của Ðiều này sẽ không được áp dụng theo cách khác đốivới hàng nhập khẩu hoặc hàng hoá trong nước nhằm tạo ra sự bảo hộ đối với sản xuấttrong nước.5. Các nghĩa vụ tại các khoản 2, 3 và 4 của Ðiều này phải tuân thủ các ngoại lệ được quyđịnh tại Ðiều III của GATT 1994 và trong Phụ lục A của Hiệp định này.6. Phù hợp với các quy định của GATT 1994, các Bên bảo đảm không soạn thảo, banhành hoặc áp dụng những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra sự trở ngại đối vớithương mại quốc tế hoặc bảo hộ sản xuất trong nước. Ngoài ra, mỗi Bên dành cho hàngnhập khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử tốt nhấtdành cho hàng nội địa tương tự hoặc hàng tương tự có xuất xứ từ bất cứ nước thứ ba nàoliên quan đến những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trên, kể cả việc kiểm tra vàchứng nhận đạt tiêu chuẩn. Theo đó, các Bên:A. bảo đảm rằng, mọi biện pháp vệ sinh hoặc vệ sinh thực vật không trái với các quy địnhcủa GATT 1994 chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻcủa con người, động vật hoặc thực vật, được dựa trên cơ sở các nguyên lý khoa học vàkhông được duy trì nếu không có bằng chứng đầy đủ (cụ thể như đánh giá mức độ rủi ro),có tính đến của những thông tin khoa học sẵn có và điều kiện khu vực có liên quan,chẳng hạn như những vùng không có côn trùng gây hại;B. bảo đảm rằng, những quy định về kỹ thuật không được soạn thảo, ban hành hoặc ápdụng nhằm tạo ra hoặc có tác dụng tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thươngmại quốc tế. Vì mục tiêu này, những quy định về kỹ thuật sẽ không mang tính chất hạnchế thương ...