Danh mục

Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.15 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vậy thì ta phải chọn lựa mỹ phẩm như thế nào? Nước hoa, ngoại trừ một số rất ít loại như nước hoa chế biến từ tinh dầu thì đắt tiền hơn thứ chế từ thế phẩm rẻ tiền, còn thì giá tiền không có ý nghĩa đối với phẩm chất của mỹ phẩm.Chẳng hạn mỹ phẩm đắt tiền cho phép chọn lựa được nhiều màu sắc thích hợp, nhưng nội dung thường cũng vậy thôi. Nếu bao bì mỹ phẩm thường có liệt kê các chất thành phần của mỹ phẩm theo một thứ tự từ nhiều xuống ít....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 2) Hiểu biết khoa học về mỹ phẩm (Kỳ 2) Vậy thì ta phải chọn lựa mỹ phẩm như thế nào? Nước hoa, ngoại trừ một số rất ít loại như nước hoa chế biến từ tinh dầu thìđắt tiền hơn thứ chế từ thế phẩm rẻ tiền, còn thì giá tiền không có ý nghĩa đối vớiphẩm chất của mỹ phẩm. Chẳng hạn mỹ phẩm đắt tiền cho phép chọn lựa được nhiều màu sắc thíchhợp, nhưng nội dung thường cũng vậy thôi. Nếu bao bì mỹ phẩm thường có liệt kêcác chất thành phần của mỹ phẩm theo một thứ tự từ nhiều xuống ít. Nhưng danhsách ấy không phải là một chỉ dẫn hoàn hảo. Heinz Eiermann, trưởng phòng kỹ thuật mỹ phẩm của Cơ quan quản lýthực - dược phẩm Mỹ (FDA) nói: “Cũng như mua một chiếc xe hơi. Mỗi chiếc xecó cần số, máy, mui… nhưng vấn đề chính là chúng được lắp ráp lại như thếnào?”. Cuối cùng, theo những chuyên gia đúng đắn về mỹ phẩm thì cách chọn lựatốt nhất là dựa trên kinh nghiệm bản thân và sự hiểu biết cơ bản về các sản phẩmkhác nhau… Sau đây là một số nguyên tắc đánh giá các loại mỹ phẩm liên hệ màbạn cần biết để phân biệt chúng. Kem da - thuốc nước (lotion), dầu (oil) Có lẽ mỹ phẩm để phục hồi thông dụng nhất là kem da (đừng lầm vớinhững chất chỉ có tính trang điểm thôi), hứa hẹn làm cho da mềm mịn hơn và “trẻhơn”. Căn bản của chúng dựa trên sự bắt chước hay thay thế chức năng của tuyếnbã (tiết chất nhờn). Ở tuổi trẻ, tuyến bã (ở mỗi chân lông) hoạt động tích cực, tiếtra bã nhờn làm cho da và lông, tóc mượt mà, óng ả. Nhưng với thời gian, tuổi tác,chúng hoạt động chậm lại (nên da bị khô, lông tóc không còn mượt mà…). Tuythế, không phải có nhiều dầu (bã nhờn) mà làm cho da bạn mềm dịu đâu mà chínhlà do có nhiều nước ở vùng biểu bì (lớp ngoài cùng của da). Nếu nước bốc hơi quánhiều như ở nơi khí hậu khô lạnh thì da khô và dễ nứt nẻ. Rất nhiều mỹ phẩm ítnhiều ngăn cản sự mất nước. Nhưng Albert M. Kligman, chuyên gia bệnh ngoài daở Viện đại học Pennsylvania nói rằng: “Những mỹ phẩm cho cảm giác tốt nhấttrên da lại ít công dụng cho da và ngược lại”. Những chất dầu khoáng lấy từ dầuhỏa là chất cản nước cực kỳ tốt, nhưng tác dụng lại không khác một lớp dầu mỡthông thường mà ta có thể thay thế (để bôi lên da những lúc khí hậu khô, thí dụ vàigiọt dầu mè, dầu phộng, dầu ô liu, dầu khoáng như dầu parafin, vaselin…). Nhữngsản phẩm có hiệu lực khác kể cả dầu dùng cho trẻ con làm từ dầu vô cơ (dầukhoáng), nước hoa và những sản phẩm phức tạp hơn (đắt tiền hơn) như albolene(gồm gelly dầu hỏa, còn gọi petroleum gel, chất vô cơ, sáp ong hay parafin, chấtthơm và mùi, màu…). Loại cao cấp hơn được bán như kem dùng ban đêm vìchúng không vấy bẩn quần áo hay đồ trang sức… Nhóm kem da hiệu nghiệm nhấttiếp theo là những thứ chứa ít nước, như loại kem lạnh (cold cream), kem lỏng(như Nivea skin oil). Đây là nhũ tương của dầu, cồn béo, sáp ong, parafin, ceresin.Chúng cũng chứa những chất nhũ tương hóa để làm cho nước phân tán đều trongdầu và các chất giữ nước (humectant) hoặc giữ ẩm (moistener), chất làm ẩm(moisturizer) như glycerin có khả năng thu hút và giữ những phân tử nước từkhông khí vào da. Nhóm này dính bẩn quần áo và đồ trang sức. Một loại kem rấttiện lợi nhưng hiệu quả lại kém nhất là loại làm ẩm (moisturizer) mặc dù từ này ápdụng cho mọi loại kem da. Một vài dịch lỏng (lotion) dùng cho tay và thân thể(hand and body lotion), chất chính trong đó là nước, nhiều khi chiếm đến 90%.Thêm vào đó là chất gây nhũ tương, chất màu, mùi, chất bảo quản, chất giữ ẩm đểcho mỹ phẩm khỏi bị khô cứng trong chai… Vài sản phẩm cũng còn có chứa hóa chất như allantoin để làm giảm tínhkích thích da và để làm mềm da. Những sản phẩm khác có chất silicon (silic) hoặcdimethicon để tạo màng bảo vệ da, chống mất nước nơi hay mùa khô lạnh (nhưngchúng sẽ gây nhiễm trùng, nổi mụn nhọt nơi nóng ẩm!). Trong khi những chất gây ẩm (moisturizer) giúp giữ nước không bốc hơikhỏi da, nhưng chức năng chính của nó, như Kligman nói, là nó “lấp những khenứt của da” mà không để lại một màng dầu hay sáp. Tức nhiên da ai không khônứt thì không nên dùng! Một trong những lời quảng cáo quan trọng của chất gây ẩm (moisturizer) lànó nuôi da hay dưỡng da. Bởi vì chúng còn chứa chất sinh tố hay protein như chấtcốt giao (colagen) và chất keo (elastin) và ngay cả RNA nữa, tức là acidribonucleic. Thật ra dù những chất ấy là những protein chính tạo ra da, nhưng bôielastin và colagen trên da vẫn không thể làm đảo ngược hay ngăn chặn đượckhuynh hướng tự nhiên của da là giảm dần khả năng đàn hồi theo thời gian (sự giàcỗi nhăn nheo của da). Kligman nói rằng: “Khả năng thấm qua da của những phântử ấy gần như là không có và khả năng chúng tạo nên những tế bào da bên trong làsố không!”. Đối với acid nucleic trong một số mỹ phẩm, chúng chỉ làm cho sảnphẩm có vẻ “khoa học” mà thôi. Acid này quả là chất của ...

Tài liệu được xem nhiều: