Danh mục

Hiệu lực của một số loại chế phẩm sinh học phòng trừ Rệp đào (Myzus persicae Sulzer) trên cây bắp cải

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.26 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rệp đào (Myzus percicae Sulzer) là loài dịch hại có tính đa thực, gây hại nhiều trên các cây trồng trong đó có cây bắp cải. Trong điều kiện thí nghiệm, ba loại chế phẩm sinh học Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) và Mycotal (Verticillium lecanii) đều có tác dụng phòng trừ Rệp đào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu lực của một số loại chế phẩm sinh học phòng trừ Rệp đào (Myzus persicae Sulzer) trên cây bắp cải TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 160 - 166 HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÒNG TRỪ RỆP ĐÀO (Myzus persicae Sulzer) TRÊN CÂY BẮP CẢI Hoàng Văn Thảnh Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Rệp đào (Myzus percicae Sulzer) là loài dịch hại có tính đa thực, gây hại nhiều trên các cây trồng trong đó có cây bắp cải. Trong điều kiện thí nghiệm, ba loại chế phẩm sinh học Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes), BotaniGard (Beauveria bassiana) và Mycotal (Verticillium lecanii) đều có tác dụng phòng trừ Rệp đào. Ở điều kiện ẩm độ thấp sau khi phun, các chế phẩm sinh học có hiệu lực trừ rệp không cao: chỉ đạt từ 6,7 - 13,0% sau 7 ngày xử lý ở trong điều kiện nhà kính và 20 % - 53% sau 20 ngày sau phun ở điều kiện phòng thí nghiệm; Hiệu lực của các chế phẩm này thấp hơn so với thuốc hóa học Actellic 50EC. Trong điều kiện ẩm độ cao, hiệu lực trừ rệp của ba loại chế phẩm đạt từ 78,2 - 95,9 % sau 15 ngày xử lý và không có sự khác nhau với thuốc Actellic 50EC. Từ khóa: rệp, Rệp đào, cây bắp cải, chế phẩm sinh học. 1. Mở đầu Rệp đào (Myzus percicae Sulzer ) là loài sâu hại chính trên trên nhiều loại cây trồng: cây đào, mơ mận, cây bắp cải, su hào, cải củ và nhiều loại cây trồng khác. Thời gian vòng đời của Rệp đào phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thời gian hình thành một thế hệ của Rệp đào từ 10 - 12 ngày. Trong điều kiện thời tiết bình thường, một năm Rệp đào có 20 lứa (Horsfall JL, 1924). Rệp non tuổi một ban đầu có màu xanh lục sau đó chuyển sang màu vàng nhạt và rệp sinh sản đơn tính đẻ ra rệp non. Rệp có 4 tuổi với thời gian trung bình mỗi tuổi tương ứng là 2,0; 2,1; 2,3; và 2,0 ngày. Con cái đẻ con sau khi sinh từ 6 đến 17 ngày, thời gian trung bình là 10,8 ngày [2] Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật được sử dụng phòng trừ Rệp đào. Tuy nhiên, Rệp đào rất dễ chống thuốc [2]. Trong tự nhiên, có hàng trăm loài thiên địch của Rệp đào đã được phát hiện như bọ rùa (bộ Coleoptera: họ Coccinellidae), ruồi ăn rệp (bộ Diptera: họ Syrphidae), ong ký sinh (bộ Hymenoptera: họ Braconidae) và nấm ký sinh. Sử dụng thiên địch trong phòng trừ sâu hại nói chung và Rệp đào nói riêng trên nhiều loại cây trồng đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về sử dụng nấm gây bệnh côn trùng trong phòng trừ rệp, các nghiên cứu đã cho thấy có thể sử dụng nhiều loài nấm như là tác nhân sinh học để quản lý đối tượng thuộc họ rệp muội (Aphids) trên nhiều loại cây trồng [3]. Khi sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc nấm Beauveria bassiana ký sinh trên côn trùng có hiệu lực phòng trừ nhện nhỏ Tetranychus urticae và Rệp đào Myzus persicae trung bình 83% so với đối chứng [1]. Khi sử dụng chế phẩm Gottsu-A (có nguồn gốc nấm Paecilomyce tenuipes) và chế phẩm Mycotal ( có nguồn gốc nấm Verticillium lecanii) phòng trừ rệp Aphis Ngày nhận bài: 23/5/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Hoàng Văn Thảnh, e - mail hoangthanhtbu@gmail.com 160 gossypii, rệp Myzus persicae và Macrosiphum euphorbiae có hiệu lực cao. Độ hữu hiệu đối với Rệp đào của chế phẩm Gottsu-A đạt 58% và Mycotal là 90%. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp để cho chế phẩm sinh học Gottsu-A phát huy hiệu lực là 15°C tới 28°C, hiệu lực trừ sâu của chế phẩm tăng khi ẩm độ không khí cao và hiệu lực đạt cao nhất khi ở trong điều kiện ẩm độ bão [4]. Nhiều thử nghiệm chỉ ra rằng, hiệu lực của Gottsu-A đạt cao đòi hỏi duy trì điều kiện ẩm độ không khí cao trong vòng 8 giờ sau khi phun [3]. Hiệu lực của chế phẩm chứa Verticillium lecanii đối với Rệp đào ở ba nồng độ bào tử khác nhau (107, 105, and 104, bào tử/ml), ở nồng độ 104 hiệu lực thấp hơn so với 105 và 107 bào tử/ml (Mahabbat Khan, 1990). Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại được triển khai trên đối tượng sâu thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) và bộ cánh cứng (Coleoptera), có rất ít kết quả nghiên cứu việc sử dụng nấm gây hại côn trùng để phòng trừ Rệp đào trên cây bắp cải và các cây trồng khác. Nghiên cứu này được triển khai nhằm đánh giá hiệu lực của các chế phẩm có nguồn gốc từ các nấm B. bassiana, P. tenuipes và V. lecanii trừ Rệp đào. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp người sản xuất nhận thấy ưu điểm của việc sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ Rệp đào trong canh tác rau và cây trồng khác. 2. Nội dung 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phòng thí nghiệm, Trung tâm Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản Thành phố Tsukuba (JICA-Tsukuba), Nhật Bản. - Thời gian: Tháng 3 - 11/2014. 2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu Nghiên cứu được thực hiện với 3 loại chế phẩm sinh học khác nhau và một loại thuốc hóa học: Chế phẩm Gottsu-A (Paecilomyce tenuipes) là sản phẩm của Công ty hóa chất Sumitomo tại Nhật Bản, với nồng độ là 5,0 x 108 bào tử/ml, nồng độ 0,2%. Chế phẩm BotaniGard (Beauveria bassiana) là sản phẩm của Công ty Arysta Life Science Nhật Bản với 6 x 1010 bào tử/ml, nồng độ sử dụng 1%; Mycotal (Verticillium lecanii) lượng bào tử 3,0 x 109 bào tử/g, nồng độ phun 0,1 %; Thuốc hóa học Actellic 50EC (hoạt chất Pirimiphos-methyl) của công ty Syngenta, nồng độ sử dụng 0,2% Giống bắp cải Hyb.Teruyoshi được sử dụng cho thí nghiệm. Hộp nhựa kích thước đường kính 10 cm, sâu 15 cm dùng trồng bắp cải để nuôi sâu trong tủ sinh trưởng. Lồng trồng cây bắp cải có kích thước 24 x 30 x 37cm được phủ lưới xung quanh để nuôi Rệp đào trong nhà kính. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện với 4 công thức: Gottsu-A (Got-A), BotaniGard (Bot-G), ...

Tài liệu được xem nhiều: