Danh mục

Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.33 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết chỉ ra rằng vấn đề hiệu lực phân đạm đối với rau xà lách cần phải xác định liều lượng và dạng phân đạm hợp lý cho cây xà lách, làm cơ sở xây dựng một quy trình bón phân cân đối và hợp lý, phù hợp với vùng đất phù sa, nhằm góp phần nâng cao năng suất xà lách, tăng thu nhập cho người sản xuất, từng bước duy trì và cải thiện độ phì đất, ổn định sản xuất nông nghiệp và bền vững môi trường. Xuất phát từ lý do trên, tác giar tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xác định được liều lượng và dạng phân đạm phù hợp cho cây xà lách, góp phần tăng năng suất, phẩm chất rau xà lách và nâng cao độ phì đất phù sa tỉnh Thừa Thiên-Huế.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên HuếHội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai HIỆU LỰC CỦA PHÂN ĐẠM ĐỐI VỚI RAU XÀ LÁCH TRÊN ĐẤT PHÙ SA TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xà lách (Lactuca sativa L.) là loại rau ăn sống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao. Nó là loại rau ăn lá có đặc điểm sinh trưởng như cây thấp, rễ ngắn, ăn nông; có thể trồng dày, có khả năng cho năng suất cao, thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái, ít sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng/6 - 7 lần/năm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng rau xà lách là biện pháp rất quan trọng. Trong khoa học về dinh dưỡng cây trồng, đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản đối với cây trồng nói chung và cây xà lách nói riêng. Theo các tài liệu đã công bố thì cây xà lách có nhu cầu về đạm nhiều nhất. Phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng rau xà lách [1], [3]. Nhìn chung, việc sử dụng phân bón hiện nay ở nhiều vùng còn mất cân đối và chưa thực sự hợp lý. Quy trình phân bón cho cây xà lách của người dân phần lớn dựa vào kinh nghiệm. Hơn nữa, quy trình bón phân thống nhất chung cho các địa phương chưa xem xét đến các điều kiện đất đai, vùng sinh thái, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau xà lách [4]. Vì vậy, cần phải xác định liều lượng và dạng phân đạm hợp lý cho cây xà lách, làm cơ sở xây dựng một quy trình bón phân cân đối và hợp lý, phù hợp với vùng đất phù sa, nhằm góp phần nâng cao năng suất xà lách, tăng thu nhập cho người sản xuất, từng bước duy trì và cải thiện độ phì đất, ổn định sản xuất nông nghiệp và bền vững môi trường. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xác định được liều lượng và dạng phân đạm phù hợp cho cây xà lách, góp phần tăng năng suất, phẩm chất rau xà lách và nâng cao độ phì đất phù sa tỉnh Thừa Thiên- Huế. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu a) Đất Đề tài tiến hành trên đất phù sa chuyên trồng rau. b) Cây trồng Sử dụng giống xà lách hai mũi tên, là giống đang được trồng phổ biến tại địa phương. c) Phân bón Tiến hành thí nghiệm về liều lượng và dạng phân đạm. Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau: Phân đạm: Urê (46% N), amôn sunphat (20% N), canxi nitrat (15% N), phân lân supe (16% P2O5), phân KCl (60% K2O), phân chuồng được sản xuất tại địa phương, vôi bột. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Vụ 1: Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2015. Vụ 2: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015. - Địa điểm nghiên cứu: phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Công thức và bố trí thí nghiệm Tiến hành thí nghiệm hai nhân tố với 4 liều lượng đạm (0, 30, 60, 90 kg N/ha) và 3 dạng phân đạm (Urê, amon sunfat, canxi nitrat) trên nền 10 tấn phân chuồng + 30 kg P2O5 + 60 kg K2O + 400 kg vôi/ha. Bảng 1: Các công thức thí nghiệm TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ký hiệu D1N0 D1N30 D1N60 D1N90 D2N0 D2N30 D2N60 D2N90 D3N0 D3N30 D3N60 D3N90 Dạng phân N Urê (NH4)2SO4 Ca(NO3)2 Lượng đạm (kg/ha) 0 30 60 90 0 30 60 90 0 30 60 90 1053 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Kiểu bố trí thí nghiệm: theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split - plot), 3 lần nhắc lại, 10 m2/ô thí nghiệm nhỏ và 40 m2/ô thí nghiệm lớn. Liều lượng đạm bố trí ở ô nhỏ, dạng phân đạm bố trí ở ô lớn. 2.2.2. Biện pháp bón phân - Vụ 1: số (Quang kế ngọn lửa). Tất cả các phân tích được thực hiện tại Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý thống kê trên phần mềm Statistix 10.0 về các chỉ tiêu như trung bình, phân tích ANOVA, LSD.05. Bón lót toàn bộ vôi khi làm đất, 100% phân chuồng, 100% phân lân, 1/2 kali và 1/4 phân đạm cho tất cả các công thức khi trồng. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bón thúc lần 1 sau trồng 7 ngày với 1/4 lượng phân đạm. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy các chỉ tiêu về năng suất rau xà lách có sự sai khác thống kê giữa liều lượng và dạng phân đạm bón. Bón thúc lần 2 sau trồng 2 tuần với 1/2 lượng kali còn lại và 1/4 lượng phân đạm tiếp theo. Bón thúc lần 3 sau trồng 3 tuần với 1/4 lượng phân đạm còn lại. Vụ 2: Lượng phân đạm bón giữ nguyên theo công thức thí nghiệm. Các loại phân vô cơ khác giảm 30% so với vụ 1. Phương pháp bón tương tự như vụ 1. 2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi a. Về cây trồng * Các chỉ tiêu về năng suất: - Năng suất lý thuyết: NSLT (tấn/ha) = (số cây/m2 x Khối lượng trung bình 1 cây (g)/100). - Năng suất sinh vật học: NSSV (tấn/ha) = (Khối lượng trung bình 1m2 (kg) x 10000 x 0,8)/1000. - Năng suất kinh tế: NSKT (tấn/ha) = (Khối lượng trung bình phần ăn được 1 m2 (kg) x 10000 x 0,8)/1000. * Các chỉ tiêu về phẩm chất rau: - Hàm lượng NO3- trong rau khi thu hoạch: Phân tích theo phương pháp so màu trên quang phổ kế. - Hợp chất khô khi thu hoạch: Mẫu cây đã xác đ ...

Tài liệu được xem nhiều: