Danh mục

Hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phòng trừ Bọ hà (Cylas formicarius Fabr.) tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Tuy nhiên, khoai lang bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la. Bọ hà là đối tượng gây hại quan trọng nhất. Sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều cho hiệu quả tốt với tỷ lệ củ do bọ hà gây hại lần lượt là 18% và 12% so với đối chứng là 37%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của một số biện pháp sinh học trong phòng trừ Bọ hà (Cylas formicarius Fabr.) tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn LaTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 55 - 60HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP SINH HỌCTRONG PHÕNG TRỪ BỌ HÀ (Cylas formicarius Fabr.)TẠI BẢN TÂY HƢNG, XÃ MUỔI NỌI,HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LALê Thị Thảo1, Bùi Thị Sửu1, Phạm Thị Mai1, Yamakawa Rei271Trường Đại học Tây Bắc2Tình nguyện viên cao cấp Nhật BảnTóm tắt: Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổng sản lượng 130 triệu tấn vào năm2014. Tuy nhiên, khoai lang bị nhiều loài sâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la. Bọ hà là đốitượng gây hại quan trọng nhất. Sử dụng bẫy pheromone giới tính và sử dụng chế phẩm sinh học đều cho hiệuquả tốt với tỷ lệ củ do bọ hà gây hại lần lượt là 18% và 12% so với đối chứng là 37%. Sử dụng bẫy pheromonegiới tính đã thiết lập được hệ thống dự báo thiệt hại của bọ hà với đường hồi quy tuyến tính: y = 0,252x + 2,390(R2 = 0,961)Từ khóa: Bọ hà, bẫy pheromone giới tính, chế phẩm sinh học1. Mở đầuKhoai lang hiện đang được đánh giá là cây trồng quan trọng thứ 7 trên thế giới với tổngsản lượng 130 triệu tấn vào năm 2014. Châu Á là vùng sản xuất khoai lang rộng lớn nhấtchiếm 86,4% tổng diện tích toàn thế giới, tiếp theo là châu Phi chiếm 10,8%. Những nước sảnxuất khoai lang lớn nhất thế giới lần lượt là Trung Quốc, Nigeria, Uganda, Indonesia và ViệtNam (FAO, 2016). Mặc dù là một cây trồng kinh tế quan trọng nhưng hàng năm khoai lang bịsâu bệnh hại tấn công làm thiệt hại hàng triệu đô la [4]. Bọ hà là một trong những đối tượngphá hoại nghiêm trọng nhất trên khoai lang. Ở Đài Loan, thiệt hại do Bọ hà gây hại nên trênkhoai lang trung bình khoảng 18% số củ. Trong những cánh đồng bị nhiễm nặng có tới 88%số củ có thể bị hư hại [3]. Bọ hà gây hại khoai lang cả ngoài đồng ruộng và cả trong kho [1].Tại Cuba một nửa diện tích trồng khoai được sử dụng bẫy pheromone giới tính, nấmsinh học Beauveria bassiana… và các vật liệu sẵn có của địa phương. Áp dụng các biện phápphòng trừ cho Bọ hà khoai lang đã giảm đáng kể sự gây hại của Bọ hà từ 45% xuống còn íthơn 6%, năng suất tăng từ 60 tấn/ha lên 150 tấn/ha [5].Tây Hưng thuộc xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nơi đây nổi tiếng vớisản phẩm khoai lang rất thơm ngon. Tuy nhiên, cũng như các vùng khoai lang khác Tây Hưngbị Bọ hà gây hại nghiêm trọng. Trong thực tế việc áp dụng các biện pháp phòng trừ Bọ hàcòn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng bẫy pheromonegiới tính, chế phẩm sinh học có nguồn gốc nấm Beauveria bassiana phòng trừ Bọ hà hạikhoai lang.7Ngày nhận bài: 28/11/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 14/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017Liên lạc: Lê Thị Thảo, e - mail: lethao.mc.2009@gmail.com552. Nội dung2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu- Địa điểm: Bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi, huyên Thuận Châu.- Thời gian: Tháng 6 - 9/2016.2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu2.2.1. Vật liệuBẫy pheromone giới tính (hợp chất (Z)-3-dodecenyl-(E)-2-butenoate) sản phẩm củaTrường Đại học Cần Thơ.Chế phẩm sinh học Beauveria bassiana (Beauveria bassiana) sản phẩm của Viện Bảovệ thực vật.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu* Thí nghiệm 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính phòng trừ Bọ hàThí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2.- Công thức 1: Sử dụng bẫy pheromone giới tính (5 bẫy/lần nhắc), 4 lần nhắc lại làm tại4 vườn: Vườn 1; vườn 2; vườn 3; vườn 4 tại bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi.Mật độ: 1 bẫy/100 m2, độ cao bẫy 50 cm so với mặt đất.- Công thức 2: Đối chứng (áp dụng biện pháp canh tác của nông dân: vệ sinh đồngruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không sử dụng biện pháp phòng trừ).- Phương pháp điều tra:+ Đối với công thức sử dụng bẫy pheromone giới tính: Đếm toàn bộ trưởng thành Bọ hàvào bẫy 1 tuần 1 lần. Sau khi điều tra tiến hành thay nước xà phòng trong bẫy. Thay mồiPheromone giới tính trong bẫy định kì 1 tháng/lần. Tính mật độ trung bình Bọ hà vào bẫy theothời gian điều tra (con/bẫy/tuần).+ Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại* Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm sinh học phòng trừ bọ hàThí nghiệm bố trí gồm 2 công thức, diện tích mỗi ô thí nghiệm: 500 m2.- Công thức 1: Sử dụng chế phẩm sinh học Beauveria bassiana, 4 lần nhắc lại. Sử dụng2 lần/vụ, rải vào đất trước khi trồng và sau trồng 1,5 tháng, 2 kg/1000 m2/lần.- Công thức 2: Đối chứng (theo tập quán người dân - sử dụng biện pháp canh tác như vệsinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư trước khi trồng, không phòng trừ bằng biện pháp khác)- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ (%) củ bị hại.- Phương pháp lấy mẫu và đánh giá tỷ lệ củ bị hại: Lấy tổng số củ của 10 cây sau khithu hoạch theo đường chéo trong mỗi ô thí nghiệm. Đếm số lượng lỗ ăn (lỗ khoảng 1 mm)trên củ.563. Kết quả và thảo luận3.1. Diễn biến số lượng trưởng thành Bọ hà vào bẫy pheromone giới tínhSố lượng Bọ hà vào bẫy pheromone giới tí ...

Tài liệu được xem nhiều: