Thông tin tài liệu:
Bài báo trình bày tóm tắt kết quả thực nghiệm tác động của việc sử dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học môn Tiếng Việt thực hành đối với việc nâng cao năng lực diễn đạt bằng tiếng Việt cho sinh viên Khmer. Kết quả thực nghiệm sẽ là nền tảng hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về phương pháp dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai và các nghiên cứu về phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả của phương pháp giao tiếp trong việc nâng cao năng lực diễn đạt bằng tiếng Việt cho sinh viên Khmer88 Kinh tế - Văn hóa – Giáo dụcHIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP TRONG VIỆC NÂNG CAONĂNG LỰC DIỄN ĐẠT BẰNG TIẾNG VIỆT CHO SINH VIÊN KHMEREFFECTS OF COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING TO IMPROVINGVIETNAMESE DISCOURSE COMPETENCE FOR KHMER STUDENTSBùi Thị Luyến1Tóm tắtAbstractBài báo giới thiệu khái quát về phương phápgiao tiếp trong dạy học ngôn ngữ, một phương phápdạy học tuy không mới trên thế giới nhưng chưađược sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Trên cơ sở khảosát thực trạng và nhu cầu diễn đạt bằng tiếng Việtcủa sinh viên Khmer kết hợp với các lý thuyết vềphương pháp giao tiếp đã được xác nhận trên thếgiới, chúng tôi thiết kế các hoạt động dạy học vàthực nghiệm trên đối tượng sinh viên Khmer TrườngĐại học Trà Vinh. Bài báo trình bày tóm tắt kết quảthực nghiệm tác động của việc sử dụng phương phápgiao tiếp trong dạy học môn Tiếng Việt thực hànhđối với việc nâng cao năng lực diễn đạt bằng tiếngViệt cho sinh viên Khmer. Kết quả thực nghiệm sẽlà nền tảng hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo vềphương pháp dạy học tiếng Việt như một ngôn ngữthứ hai và các nghiên cứu về phát triển năng lựcgiao tiếp bằng tiếng Việt cho người dân tộc thiểu số.This article aims to generally introduce thecommunicative language teaching in languageeducation which isa well-known method aroundthe world but has not been popularly appliedin Viet Nam. Relying on the real-life surveysand the demand of Vietnamese expression ofKhmer students combining with the theories ofcommunicative language teaching which have beenauthenticated by experts in the world, we designeda number of teaching and learning activities retested on Khmer students at Tra Vinh University.The effects of this method implemented based on“Tiếng Việt thực hành” (Vietnamese practice)teaching to improving Vietnamese discoursecompetence for Khmer students are summarized inthis article. The results from our real experimentaloutcomes would be a useful foundation for furtherinvestigations about Vietnamese learning andteaching methods as a second language and furtherstudies on developing Vietnamese communicativecompetence for ethnic minorities in Viet Nam.Từ khóa: phương pháp giao tiếp, năng lực giaotiếp, năng lực diễn đạt, ngôn ngữ thứ hai, sinh viênKhmer.1. Mở đầu1Ngày nay, vấn đề nhìn nhận lại, đổi mới quátrình dạy học nói chung và dạy học ngôn ngữ nóiriêng trong nhà trường đã không còn là vấn đềmới. Các chương trình dạy học ngôn ngữ đượcthiết kế đều theo hướng phát huy năng lực ngườihọc và ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu sau cùng màcác chương trình này hướng tới là phát triển nănglực ngôn ngữ của người học.Ở nước ta, vấn đề phát triển năng lực của ngườihọc được quy định chặt chẽ trong Luật Giáo dục.Mục 2, Điều 40 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung1Thạc sĩ, Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam bộ,Trường Đại học Trà VinhKeywords:communicativelanguageteaching, communicative competence, discoursecompetence, second language, Khmer students,language, Vietnamese.có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2010 ghirõ: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trìnhđộ đại học (ĐH) phải coi trọng việc bồi dưỡng ýthức tự giác học tập, năng lực tự học, tự nghiêncứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năngthực hành, tạo điều kiện cho người học tham gianghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Đối với mônTiếng Việt thực hành (TVTH) được giảng dạy ởcác trường đại học, cao đẳng, việc phát triển nănglực cho sinh viên (SV) bao gồm phát triển nănglực chuyên môn (các năng lực ngôn ngữ được hìnhthành và phát triển theo yêu cầu đặc trưng củangành nghề được đào tạo) và đặc biệt là năng lựcgiao tiếp bằng ngôn ngữ, bao gồm cả năng lực sửSố 22, tháng 7/201688Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục 89dụng ngôn ngữ, năng lực tư duy, năng lực diễn đạtnhằm đạt được mục tiêu giao tiếp. Những năng lựcngôn ngữ này hết sức cần thiết cho cuộc sống củangười học, cho dù là ở gia đình, nhà trường hayngoài xã hội.Tại Việt Nam, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thứcgiảng dạy trong nhà trường và giao tiếp xã hội nênđối với đối tượng người dân tộc thiểu số (DTTS),giao tiếp và học tập bằng tiếng Việt (với tư cáchlà ngôn ngữ thứ hai) thật sự là một trong nhữngthách thức lớn. Từ thực tế giảng dạy môn TVTHtại Trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV) trong nhữngnăm qua, chúng tôi nhận thấy năng lực diễn đạtbằng tiếng Việt của SV Khmer chưa tốt, đặc biệt lànhóm SV đang theo học các chuyên ngành thuộcKhoa Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật KhmerNam Bộ. Nhóm SV này có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếngKhmer, ít có cơ hội giao tiếp hoàn toàn bằng tiếngViệt, lại học chuyên về ngôn ngữ Khmer nên khócó được môi trường phát triển năng lực giao tiếptiếng Việt, dù đang sinh sống tại Việt Nam. Mặtkhác, tỉnh Trà Vinh có hơn 30% dân số là ngườiKhmer, môi trường giao tiếp xã hội của nhóm SVnày thường xuyên sử dụng tiến ...