Hiệu quả hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP SV.Lê Hoài Nam SV.Nguyễn Thị Ý Nhi – SV.Nguyễn Thanh Nhã Lớp: CTXH14A GVHD: ThS. Trần Văn Luận Tóm tắt: Bài báo này khái quát kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Qua các khảo sát thực tế từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại đây, nhóm nghiên cứu cho rằng nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm đã hoàn tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tuy nhiên xét ở nhiều khía cạnh chuyên môn của Công tác xã hội, nhân viên tại đây chủ yếu thể hiện vai trò chăm sóc là chính, nhiều vai trò khác vẫn còn chưa rõ hoặc còn những hạn chế nhất định Từ khóa: Nhân viên công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội, vai trò 1. Đặt vấn đề Hiện nay, ngành Công tác xã hội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh những trợ giúp của xã hội và cộng đồng về mặt kinh tế, tài chính thì những đóng góp về mặt chức năng xã hội, tâm lý, tình cảm, các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là không thể phủ nhận. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan. Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm… Tại đây, các em không chỉ được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần, các em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, theo sự quan sát thì nhân viên tại Trung tâm chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng các em ở đây theo cái tâm và thực hiện theo chuyên ngành của bản thân chứ chưa thật sự làm đúng với chuyên ngành công tác xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của nhân viên xã hội trong chăm sóc bảo vệ trẻ em tại các cơ sở chăm sóc tập trung nên nhóm tác giả chọn đề tài 105 nghiên cứu “ Hiệu quả hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh Đồng Tháp” để làm rõ hơn nữa tính hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên xã hội tại đây, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ em tại các cơ sở này. 2. Nội dung chính 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin bằng cách thăm dò ý kiến của 14 trẻ có độ tuổi từ 8 tuổi trở lên trong đó có 8 trẻ em nam và 6 trẻ em nữ hiện tại đang được nuôi dưỡng và sinh sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu đối với 1 cán bộ quản lý và 2 nhân viên chăm sóc của Trung tâm. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Thống kê mô tả và so sánh dữ liệu thu thập được. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Vai trò người chăm sóc, cung cấp các điều kiện sống cơ bản 2.2.1.1. Về dinh dưỡng Song song với việc chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng của các em cũng phải đươc đảm bảo đủ chất lượng và an toàn. Vì các em đang trong giai đoạn của sự phát triển, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của các em không những phải được đáp ứng bình thường mà cần phải quan tâm nhiều hơn. Cũng giống như câu “ Ăn không chỉ để no mà ăn còn để lo cho sức khỏe”. Vì vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống mỗi con người mà đặc biệt hơn đó là đối với trẻ em. Do đó biểu đồ sau để thể hiện cho việc chăm sóc dinh dưỡng cho các em tại Trung tâm. Trên thực tế khảo sát thì buổi ăn trong ngày của các em được chia thành ba buổi chính với tổng số 14 lượt trả lời cho câu hỏi này chiếm 100% đáp ứng đầy đủ các buổi ăn trong ngày của một trẻ. Bên cạnh đó thì việc đáp ứng chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, không phải cứ mỗi một ngày ăn ba buổi ăn là có thể đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng nên có bảng số liệu sao khảo sát về điều này. 106 Biểu đồ 1: Thể hiện buổi ăn sáng và buổi ăn tối của trẻ em Từ biểu đồ trên ta thấy được sự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo được mức độ ăn uống hàng ngày của một đứa trẻ. Có thể nói mỗi con người điều có nhu cầu và mong muốn về món ăn khác nhau nên cần phải thay đổi món ăn thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu của đứa trẻ đồng thời việc thay đổi bữa ăn như vậy sẽ đảm bảo được chế độ dinh dưỡng. Phỏn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân viên công tác xã hội Trung tâm Bảo trợ xã hội Hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ Cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ Trẻ em mồ côiTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Đạo đức công vụ: Phần 1
78 trang 673 6 0 -
Giáo trình Nhân học đại cương: Phần 2
163 trang 612 5 0 -
Những thách thức của Liên minh châu Âu trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc thế kỉ XXI
13 trang 577 0 0 -
Giáo trình Xã hội học nhập môn - Trần Hữu Quang
190 trang 452 4 0 -
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 438 11 0 -
11 trang 404 0 0
-
Quản lý các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra
14 trang 325 0 0 -
Việt Nam: Những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay
3 trang 300 0 0 -
2 trang 295 3 0
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 289 2 0
Tài liệu mới:
-
83 trang 0 0 0
-
Mạng xã hội 2011: nhiều bất ngờ chờ phía trước
10 trang 0 0 0 -
DỰ TOÁN NGẮN HẠN, PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ NĂNG LỰC
48 trang 1 0 0 -
111 trang 0 0 0
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 2 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0