Danh mục

Hiệu quả kinh doanh các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối ở Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.16 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect model) để ước lượng tỷ suất sinh lời của tổng tài sản của các ngân hàng này và kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, trong khi quy mô và mức độ vốn hóa có tác động cùng chiều thì rủi ro tín dụng và mức độ đầu tư vào công nghệ thông tin lại có tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả kinh doanh các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối ở Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 HIỆU QUẢ KINH DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƢỚC KHÔNG NẮM GIỮ TỶ LỆ CỔ PHẦN CHI PHỐI Ở VIỆT NAM BANK PERFORMANCE OF JOINT-STOCK COMMERCIAL BANKS IN WHICH THE STATE DOES NOT HOLD A MAJORITY SHARE IN VIETNAM Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Thu Học viện Ngân Hàng vannguyen@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Các ngân hàng Thương mại Cổ phần mà Nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối tại Việt Nam là khối doanh nghiệp năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh và thị phần ngày càng được mở rộng. Vai trò của khối các ngân hàng này trong trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0 khi khả năng áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của khối các ngân hàng này cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại Nhà nước. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của nhóm ngân hàng này là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay trong khi các nghiên cứu định lượng về vấn đề này tại Việt Nam rất ít. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect model) để ước lượng tỷ suất sinh lời của tổng tài sản của các ngân hàng này và kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lời. Ngoài ra, trong khi quy mô và mức độ vốn hóa có tác động cùng chiều thì rủi ro tín dụng và mức độ đầu tư vào công nghệ thông tin lại có tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của ngân hàng. Từ khóa: khả năng sinh lời, ROA, hiệu quả kinh doanh ngân hàng, yếu tố kinh tế vĩ mô, nhân tố thuộc về ngân hàng, hồi quy dữ liệu bảng. ABSTRACT Private joint-stock commercial banks which the state does not hold a majority share in Vietnam are very dynamic and have a high growth rate with an increasing market share. In the context of industrial evolution 4.0, role of these banks becomes much more important in promoting economic growth because information technology investments of these banks are more than those of state-owned commercial banks. The evaluation of these banks’performance is worthy of attention although the number of studies in this field is relatively small. Thus, this study uses random effect model to estimate bank profitability measured by return on asset (ROA). The findings are economic growth affects strongly on bank profitability. In addition, while bank size and capitalization have a positive relationship with bank profitability, credit risk and information technology investment impact on ROA negatively. Keywords: Profitability, ROA, performance, macro-economic factors, bank-specific factors, panel data regression. 1. Giới thiệu Các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Hệ thống ngân hàng chính là huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế. Nó là kênh phân phối vốn, tiếp cận vốn chủ yếu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận vốn, kích thích tái đầu tư và phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hoạt động của hệ thống ngân hàng có hiệu quả cũng nghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng và phát triển và ngược lại. Chính vì vậy, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại chính cũng là một dấu hiệu liên quan đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối hiện đang chiếm thị phần lớn, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng thương mại mà Nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối ngày càng năng động và phát triển mạnh, có mức thị phần ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng về chất lượng dịch vụ, sự đang dạng hóa về sản phẩm và quy trình cho vay linh hoạt. Ngoài ra, các ngân hàng cổ phần trong thời gian gần đây có sự đầu tư lớn về công nghệ dẫn đến tiềm năng phát triển và mở rộng thị phần ngày càng tăng lên. Chính vì vậy, vai trò của các ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát 517 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 triển kinh tế quốc gia. Tại Việt Nam, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại thu hút được sự quan tâm và chú ý của nhiều học giả và các chuyên gia thực tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu định lượng nào về hiệu quả hoạt động của khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần mà không nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối tại Việt Nam. Từ đó, bài nghiên cứu cung cấp các cơ sử giúp các nhà hoạch định chính sách hoặc/và các nhà lãnh đạo ngân hàng đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Với vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh ngân hàng thường được đo lường bởi khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại và nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu và những chuyên gia thực tế trên khắp thế giới. Bảng 1 tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề này. Bảng 1: Tổng hợp nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thƣơng mại Phạm vi Phƣơng pháp Tác giả Kết qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: