Danh mục

Hiệu quả kinh tế của chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chỉ ra những lợi ích từ việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt hiệu quả kinh tế được phân tích bởi phương pháp lợi ích-chi phí (CBA), rừng trồng với chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân với giá trị hiện tại ròng (NPV) là 52,378 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, lớn hơn gần 20 triệu đồng/ha so với rừng trồng không có chứng chỉ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả kinh tế của chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKDHIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHỨNG CHỈ RỪNG THEO NHÓM TẠI XÃ TRUNG SƠN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ECONOMIC EFFICIENCY OF THE FOREST CERTIFICATION GROUP IN TRUNG SON COMMUNE, GIO LINH DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Nguyễn Thị Thùy Minh GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế thuyminh93@gmail.com TÓM TẮT Chứng chỉ rừng (CCR) là một sáng kiến hỗ trợ cho các quy định Nhà nước để thúc đẩy quản lý rừng tốt hơn. Năm 2010, xã Trung Sơn là một trong những nhóm chứng chỉ rừng đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng (FSC). Nghiên cứu này chỉ ra những lợi ích từ việc tham gia chứng chỉ rừng theo nhóm tại xã Trung Sơn về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt hiệu quả kinh tế được phân tích bởi phương pháp lợi ích-chi phí (CBA), rừng trồng với chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân với giá trị hiện tại ròng (NPV) là 52,378 triệu đồng/ha trong vòng 7 năm, lớn hơn gần 20 triệu đồng/ha so với rừng trồng không có chứng chỉ. Ngoài ra, thông qua 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí, nó đã đóng góp tích cực cho xã hội và quản lý rừng bền vững. Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ ra một số vấn đề trong nhóm chứng chỉ FSC và sau đó đề xuất một số giải pháp. Một số khuyến nghị cũng được đua ra nhằm nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sự mở rộng của chứng chỉ rừng. Từ khóa: Chứng chỉ rừng; FSC; quản lý rừng; xã Trung Sơn; hiệu quả kinh tế; chứng chỉ rừng theo nhóm. ABSTRACT Forest Certification is an initiative that is supplement for public regulation to promote better forest management. In 2010, Trung Son awarded as one of first groups in Viet Nam certified against Forest Stewardship Council (FSC) required. This research represents the benefits of FSC Forest Certification Group in Trung Son in economic, environmental and social aspects. In term of economic effects being analyzed by cost-benefit analysis (CBA), FSC forest plantations brought great efficiency to farmers with Net present value of VND52.378 million per hectare over 7 years, approximate VND20 million larger than Non-FSC plantations. Moreover, through 10 Principles and 56 Criteria, it has positively contributed to society and the forest sustainable management. Finally, this research figures out some problems in FSC certification group and then suggests some solutions. Some recommendations are also provide in order to enhance its efficiencies and promote the expansion of forest certification. Keywords: Forest certification; FSC; forest management; Trung Son commune; economic efficiencies; smallholder certification group.1. Giới thiệu Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Hiện nay,do áp lực của gia tăng dân số và tác động của quá trình phát triển kinh tế đã làm cho diện tích rừng suygiảm, tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề. Diện tích rừng tự nhiên đã giảm từ 14,3 triệu năm 1943xuống 9,18 triệu ha vào năm 1990. Các khu vực có lượng giàu và trung bình của nuôi đã giảm trongkhi diện tích rừng nghèo và tái sinh đã tăng lên nhanh chóng [1]. Theo đó, luật Bảo vệ và phát triểnrừng cũng như Chiến lược lâm nghiệp Quốc Gia đã có những định hướng rõ ràng về quản lý rừng bềnvững, tuy nhiên nó vẫn chưa xây dựng được chính sách quản lý rừng bền vững cho nhiều loại rừnghiện có của nước ta hiện nay. Chứng chỉ rừng (CCR) là một công cụ quan trọng trong việc quản lý bền vững rừng, đặc biệt làrừng kinh doanh, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho các đơn vị kinh doanh rừng, kinh doanhgỗ và lâm sản. Trên thế giới, có khá nhiều nước áp dụng mô hình CCR và đã góp phần lớn trong việcquản lý rừng bền vững, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, bên cạnh 491 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵngđó CCR còn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho con người. Đến năm 2013,đã có hơn 183 triệu ha rừng ở 79 quốc gia được cấp chứng chỉ của FSC( Hội đồng quản trị rừng thêgiới) [2]. Vào năm 2010 và 2011, nhóm chứng chỉ xã Trung Sơn đã bán sản phẩm gỗ có chứng chỉ rathị trường với giá cao hơn hẳn gỗ thông thường. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn chưa ý thức hếtnhững lợi ích từ CCR mặc dù lượng cầu về gỗ có chứng chỉ là rất lớn [3]. Vì thế, nhóm chúng tôi chọnđề tài để nghiên cứu về “Hiệu quả kinh tế của chứng CCR theo nhóm tại xã Trung Sơn, huyện GioLinh, tỉnh Quảng Trị” nhằm đánh gía những lợi ích cũng như những khó khăn khi tham gia CCR. Từđó đưa ra khuyến nghị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: