Danh mục

Hiệu quả năng lượng và tiềm năng kinh doanh các-bon ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 977.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập các chính sách năng lượng, hiệu quả năng lượng ảnh hưởng tới việc giảm phát thải khí nhà kính. Phân tích tiềm năng và thách thức phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam, đây được coi là một công cụ kinh tế quan trọng thực hiện mục tiêu giảm phát thải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiệu quả năng lượng và tiềm năng kinh doanh các-bon ở Việt NamHội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới”HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG VÀ TIỀM NĂNG KINH DOANH CÁC-BON Ở VIỆT NAM ThS. Trịnh Thị Thủy TÓM TẮT Trái đất đã, đang và sẽ trải qua tình trạng ấm lên toàn cầu. Con người liên tục hứng chịucác đợt nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán. Tình trạng chậm trễ trong cắt giảm khí các-bon và hỗ trợ trong ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ làm lỡ cơ hội quý giá để đảm bảo sự sốngbền vững trong tương lai. Năm 2021 tại Scotland (Anh) đại diện 197 quốc gia đã ký Hiệp ướcKhí hậu Glasgow tại Hội nghị COP 26 (Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khíhậu), các quốc gia đã cam kết cắt giảm nhiều hơn khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính. Tại Hộinghị, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng“0” vào năm 2050. Có thể nói, cơ bản các phát thải khí nhà kính là từ lĩnh vực năng lượng.Bài viết đề cập các chính sách năng lượng, hiệu quả năng lượng ảnh hưởng tới việc giảm phátthải khí nhà kính. Phân tích tiềm năng và thách thức phát triển thị trường các-bon ở Việt Nam,đây được coi là một công cụ kinh tế quan trọng thực hiện mục tiêu giảm phát thải. Từ khóa: Khí nhà kính, chính sách năng lượng, kinh doanh các-bon ABSTRACT ENERGY EFFICIENCY AND CARBON TRADING POTENTIAL IN VIETNAM The Earth has been, is and will be experiencing global warming. Humans are constantlysubjected to heat waves, wildfires, floods and droughts. Delays in reducing carbon emissionsand supporting climate change response will miss a valuable opportunity to ensure sustainableliving in the future. In 2021 in Scotland (UK) representing 197 countries signed the GlasgowClimate Treaty at the COP 26 Conference (United Nations Framework Convention on ClimateChange), the countries pledged to cut more greenhouse gas emissions. emissions cause thegreenhouse effect. At the conference, Vietnam made a strong commitment to the internationalcommunity to achieve net emissions of zero by 2050. It can be said that basically thegreenhouse gas emissions come from the energy sector. The article mentions energy policiesand energy efficiency that affect the reduction of greenhouse gas emissions. Analyzing thepotential and challenges of developing the carbon market in Vietnam, which is considered animportant economic tool to achieve emission reduction targets. Keywords: Greenhouse gases, energy policy, carbon trading 1. GIỚI THIỆU Giới khoa học đồng thuận rằng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu là do con ngườiphát thải khí nhà kính, phần lớn lượng khí nhà kính này đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch,nạn phá rừng cùng một số hoạt động nông nghiệp (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ). Cácchất ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ khí thải công nghiệp, xe có động cơ và đốt gỗ(Cheremisinoff, 2002). Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là carbon dioxide (CO2). Việcgia tăng lượng CO2 trong khí quyển làm trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính và vì thế góp phầnvào sự ấm toàn cầu. Đây là một vấn đề nhức nhối hiện nay đe dọa trực tiếp đến sự sống của conngười. Biến đổi khí hậu đang làm cho thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, mưa lớn, hạn hán, hỏahoạn ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương và bãoxoáy nhiệt đới dữ dội, gây hủy hoại thế giới tự nhiên và tước đi sinh mạng của nhiều người. 313Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới”Những tiến bộ khoa học cho thấy, các tác động này xuất phát từ biến đổi khí hậu do loài ngườigây ra. Trong một số trường hợp, điều này đã khiến xã hội loài người và thế giới tự nhiên gặpphải những rủi ro không thể đương đầu và không thể cứu vãn, vượt quá giới hạn có thể thíchứng. Con người đang phải chịu những tác động về sức khỏe thể chất và tinh thần của biến đổikhí hậu. Nắng nóng khắc nghiệt đang giết chết và gây hại cho mọi người trên khắp thế giới.Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đang gây ra nhiều tổn thương cho người dân như tiếp xúcnhiều với khói cháy rừng dẫn đến các tình trạng bệnh lý về tim và hô hấp. Bên cạnh đó, một sốbệnh đang trở nên phổ biến hơn và lây lan sang các khu vực mới. Bão, hạn hán hoặc lũ lụt cókhả năng gây thiệt mạng ở những vùng dễ bị tổn thương nhất cao gấp 15 lần so với những ngườiở những vùng ít bị tổn thương hơn (Nguyễn Vũ Phương Linh, 2022). Chương trình Môitrường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Phát thải khí nhà kính do con người tạo ra gây nguyhiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu chúng ta không có hành động khí hậu mạnhmẽ, các tác động này sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn”. Mặc dù khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, khí nhà kính đã giảm, nhưng Báo cáo Khoảng cách phát thải mớinhất của UNEP cho thấy sự gia tăng trở lại và dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,7 độ Ctrong thế kỷ này nếu các quốc gia không nỗ lực hơn để giảm lượng khí thải. Kể từ năm 1990thế giới thải ra 20,5 tỷ tấn CO2, lượng phát thải ngày càng tăng đạt 32,2 tỷ tấn CO2 vào năm2015. Lượng khí thải CO2 toàn cầu giảm 0,72 tỷ tấn CO2 vào năm 2020 so với năm 2015. Lượngkhí thải CO2 giảm hơn nhu cầu năng lượng vào năm 2020 do đại dịch ảnh hưởng đến nhu cầudầu và than khó hơn các nguồn năng lượng khác trong khi năng lượng tái tạo tăng. Bất chấp sựsụt giảm vào năm 2020, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượngtoàn cầu vẫn ở mức 31,5tỷ tấn (Hình 1). 35,00 30,00 32,2 31,5 30,4 25,00 27,7 23,1 20,00 20,5 15,00 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: