Hiểu rõ về tình trạng đau họng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 798.11 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần nhiều đau họng là triệu chứng nhiễm trùng không nghiêm trọng nhiều người có thể tự xoay sở. Tuy nhiên không hiếm trường hợp có thể là dấu hiệu chứng bệnh thực sự nguy hiểm. Nhận biết bằng cách nào?
Nhìn chung chúng ta tưởng rằng, họng là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương – khi há rộng miệng, trong khi đó chỉ là bộ phận ở giữa của họng. Bởi thực ra cơ quan này còn bộ phận ở phía trên, tức khoảng không giáp mũi, và khoảng không phía duới, theo hướng khí quản.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu rõ về tình trạng đau họng Hiểu rõ về tình trạng đau họng Phần nhiều đau họng là triệu chứng nhiễm trùng không nghiêm trọng nhiều người có thể tự xoay sở. Tuy nhiên không hiếm trường hợp có thể là dấu hiệu chứng bệnh thực sự nguy hiểm. Nhận biết bằng cách nào? Nhìn chung chúng ta tưởng rằng, họng là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương – khi há rộng miệng, trong khi đó chỉ là bộ phận ở giữa của họng. Bởi thực ra cơ quan này còn bộ phận ở phía trên, tức khoảng không giáp mũi, và khoảng không phía duới, theo hướng khí quản. Địa bàn này đảm nhiệm hàng loạt chức năng quan trọng. Đây là con đường tất cả thức ăn đi qua để vào dạ dày cũng như không khí chu du đến phổi. Bộ máy phát ngôn cũng nằm ở đây. Cuối cùng họng cũng là phòng tuyến đầu tiên của mặt trận chiến đấu với đủ loại vi sinh khuẩn, vi trùng liên tục thâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể tự xoay sở có hiệu quả với những phần tử phá hoại, sẽ không có gì xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải loại virus hoặc vi trùng mới, hoàn toàn xa lạ, hoặc bệnh lây nhiễm đã biết, song đúng lúc cơ thể chúng ta bị mệt mỏi, mất ngủ, lạnh cóng đang lúc mùa đông, hoặc – hoàn toàn ngược lại – cơ thể bị hâm nóng vào giữa mùa hè, hệ đề kháng suy yếu có thể không đủ sức chống lại kẻ thù và cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh. Ngậm hay súc miệng? Chính tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân gây đau họng. Nếu bị đau cấp tập, chúng ta cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy, thêm nữa là cảm giác khó chịu, cũng xuất hiện tình trạng hâm hấp sốt, đó là dấu hiệu bệnh lây nhiễm “đã chính thức tuyên chiến”, tức bắt đầu nhân bản. Chúng ta không phải vội vàng tìm gặp bác sĩ với bệnh lây nhiễm khởi đầu như thế. Tuy nhiên sẽ có ý nghĩa – nếu mọi người tạo điều kiện thuận lợi, để hệ miễn dịch có thể thực hiện công việc của nó bằng cách nghỉ hai-ba ngày ở nhà, cố gắng nằm giường và ngủ đẫy giấc. Tiếc rằng thực tế ít ai làm như vậy. Chúng ta thường gắng sức bỏ qua bệnh lý này, cho dù đó không phải là giải pháp khôn ngoan vì một số lý do. Nếu chịu nằm giường, gần như chắc chắn tình trạng nhiễm trùng không vượt ra khỏi địa bàn họng và cuối cùng biến mất ở đấy. Trái lại nguy cơ tình trạng nhiễm trùng tiếp tục mở rộng sẽ gia tăng - nếu chúng ta không chịu giảm thiểu cường độ làm việc. Ngoài ra năng suất lao động vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh thường suy giảm tệ hại và cơ quan (hoặc chủ thuê lao động) không được lợi lộc gì – nếu nạn nhân vẫn gượng gạo đến công sở với tình trạng như vậy. Tệ hơn, cơ quan (hoặc chủ thuê nhân công) còn bị thiệt hại, bởi gần như chắc chắn – hoàn toàn vô tình, chúng ta sẽ hào phóng “trao tặng” vô số virus hoặc vi trùng gây bệnh của mình cho đồng nghiệp. Không phụ thuộc vào thực tế, quyết định nghỉ vài ngày ở nhà hay cố gắng tiếp tục đi làm – vẫn tốt cho cơ thể, nếu chúng ta cung cấp cho cơ thể các “phương tiện” phát huy tác dụng giảm đau và giảm sốt trong thời gian này. Chúng ta cũng có thể cố gắng tác động trực tiếp vào họng, để giảm thiểu phần nào triệu chứng. Trong trường hợp này các hiệu thuốc có bán khá nhiều tân dược không cần đơn bác sĩ. Nhìn chung có hai loại “vũ khí” đặc trị chứng bệnh này – viên ngậm hoặc dung dịch súc họng. - Bản thân, tôi nghiêng về giải pháp thứ hai và tôi vẫn chỉ định bệnh nhân của mình – BS Ewa Goleblewska, chủ nhiệm Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Warszawa khẳng định. – Các viên ngậm chống viêm họng vẫn được quảng cáo thái quá như “phát huy tác dụng giảm đau tuyệt vời”, song thực tế khả năng này duy trì không dài hơn 15-20 phút. Để họng thực sự hết đau, cần phải sử dụng liều thuốc lớn hơn ở dạng bình xịt hoặc thuốc tiêm, trong khi gần như không bệnh nhân nào chấp nhận giải pháp này – thầy thuốc giầu kinh nghiệm giải thích. Thực ra việc sử dụng viên ngậm chỉ có ý nghĩa vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh và trong hoàn cảnh không có khả năng súc họng. Đơn giản, vì viên ngậm thuận lợi hơn trong sử dụng. Dùng gì, nếu chọn giải pháp hai? Nếu có thể so sánh giải pháp viên ngậm như lau tay bằng khăn vệ sinh; súc họng đã là rửa tay nghiêm túc dưới vòi nước, bằng xà phòng. Việc súc họng không chỉ có tác dụng làm ẩm màng niêm mạc họng, mà còn sục rửa từ địa bàn này tất cả nhừng gì vô tích sự, tức vi sinh vật gây bệnh, làm sạch niêm mạc và loại bỏ cặn bã thức ăn dư thừa. Có thể dùng nước muối để súc họng Để súc họng có thể sử dụng nhiều loại dung dịch – từ nước muối đến nước trà hoa cúc và các sản phẩm nước súc họng pha sẵn như Septosan, Tantum Verde hoặc Dentosept. Mỗi người có sở thích mùi vị riêng. Người này ưa Septosan, người khác chê, không thể chấp nhận và thích dùng sản phẩm thuộc dòng hương vị bạc hà. Điều quan trọng là dung dịch không quá lạnh, cũng không quá nóng – tốt nhất khoảng 36 độ C. Cần phải súc họng tối thiểu vài ba lần/ngày. Đôi khi một số bác sĩ cũng khuyên súc họng bằng nước ấm pha vài giọt dầu thực vật. Hỗn hợp này phát huy tác dụng làm mát và bôi trơn niêm mạc họng. Có thể bệnh viêm họng? Bệnh nhiễm trùng liên quan với ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiểu rõ về tình trạng đau họng Hiểu rõ về tình trạng đau họng Phần nhiều đau họng là triệu chứng nhiễm trùng không nghiêm trọng nhiều người có thể tự xoay sở. Tuy nhiên không hiếm trường hợp có thể là dấu hiệu chứng bệnh thực sự nguy hiểm. Nhận biết bằng cách nào? Nhìn chung chúng ta tưởng rằng, họng là khoảng không vẫn nhìn thấy trong gương – khi há rộng miệng, trong khi đó chỉ là bộ phận ở giữa của họng. Bởi thực ra cơ quan này còn bộ phận ở phía trên, tức khoảng không giáp mũi, và khoảng không phía duới, theo hướng khí quản. Địa bàn này đảm nhiệm hàng loạt chức năng quan trọng. Đây là con đường tất cả thức ăn đi qua để vào dạ dày cũng như không khí chu du đến phổi. Bộ máy phát ngôn cũng nằm ở đây. Cuối cùng họng cũng là phòng tuyến đầu tiên của mặt trận chiến đấu với đủ loại vi sinh khuẩn, vi trùng liên tục thâm nhập vào cơ thể chúng ta. Nếu hệ miễn dịch của cơ thể tự xoay sở có hiệu quả với những phần tử phá hoại, sẽ không có gì xấu xảy ra. Tuy nhiên nếu gặp phải loại virus hoặc vi trùng mới, hoàn toàn xa lạ, hoặc bệnh lây nhiễm đã biết, song đúng lúc cơ thể chúng ta bị mệt mỏi, mất ngủ, lạnh cóng đang lúc mùa đông, hoặc – hoàn toàn ngược lại – cơ thể bị hâm nóng vào giữa mùa hè, hệ đề kháng suy yếu có thể không đủ sức chống lại kẻ thù và cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh. Ngậm hay súc miệng? Chính tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân gây đau họng. Nếu bị đau cấp tập, chúng ta cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy, thêm nữa là cảm giác khó chịu, cũng xuất hiện tình trạng hâm hấp sốt, đó là dấu hiệu bệnh lây nhiễm “đã chính thức tuyên chiến”, tức bắt đầu nhân bản. Chúng ta không phải vội vàng tìm gặp bác sĩ với bệnh lây nhiễm khởi đầu như thế. Tuy nhiên sẽ có ý nghĩa – nếu mọi người tạo điều kiện thuận lợi, để hệ miễn dịch có thể thực hiện công việc của nó bằng cách nghỉ hai-ba ngày ở nhà, cố gắng nằm giường và ngủ đẫy giấc. Tiếc rằng thực tế ít ai làm như vậy. Chúng ta thường gắng sức bỏ qua bệnh lý này, cho dù đó không phải là giải pháp khôn ngoan vì một số lý do. Nếu chịu nằm giường, gần như chắc chắn tình trạng nhiễm trùng không vượt ra khỏi địa bàn họng và cuối cùng biến mất ở đấy. Trái lại nguy cơ tình trạng nhiễm trùng tiếp tục mở rộng sẽ gia tăng - nếu chúng ta không chịu giảm thiểu cường độ làm việc. Ngoài ra năng suất lao động vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh thường suy giảm tệ hại và cơ quan (hoặc chủ thuê lao động) không được lợi lộc gì – nếu nạn nhân vẫn gượng gạo đến công sở với tình trạng như vậy. Tệ hơn, cơ quan (hoặc chủ thuê nhân công) còn bị thiệt hại, bởi gần như chắc chắn – hoàn toàn vô tình, chúng ta sẽ hào phóng “trao tặng” vô số virus hoặc vi trùng gây bệnh của mình cho đồng nghiệp. Không phụ thuộc vào thực tế, quyết định nghỉ vài ngày ở nhà hay cố gắng tiếp tục đi làm – vẫn tốt cho cơ thể, nếu chúng ta cung cấp cho cơ thể các “phương tiện” phát huy tác dụng giảm đau và giảm sốt trong thời gian này. Chúng ta cũng có thể cố gắng tác động trực tiếp vào họng, để giảm thiểu phần nào triệu chứng. Trong trường hợp này các hiệu thuốc có bán khá nhiều tân dược không cần đơn bác sĩ. Nhìn chung có hai loại “vũ khí” đặc trị chứng bệnh này – viên ngậm hoặc dung dịch súc họng. - Bản thân, tôi nghiêng về giải pháp thứ hai và tôi vẫn chỉ định bệnh nhân của mình – BS Ewa Goleblewska, chủ nhiệm Khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Warszawa khẳng định. – Các viên ngậm chống viêm họng vẫn được quảng cáo thái quá như “phát huy tác dụng giảm đau tuyệt vời”, song thực tế khả năng này duy trì không dài hơn 15-20 phút. Để họng thực sự hết đau, cần phải sử dụng liều thuốc lớn hơn ở dạng bình xịt hoặc thuốc tiêm, trong khi gần như không bệnh nhân nào chấp nhận giải pháp này – thầy thuốc giầu kinh nghiệm giải thích. Thực ra việc sử dụng viên ngậm chỉ có ý nghĩa vào thời điểm mới bị nhiễm bệnh và trong hoàn cảnh không có khả năng súc họng. Đơn giản, vì viên ngậm thuận lợi hơn trong sử dụng. Dùng gì, nếu chọn giải pháp hai? Nếu có thể so sánh giải pháp viên ngậm như lau tay bằng khăn vệ sinh; súc họng đã là rửa tay nghiêm túc dưới vòi nước, bằng xà phòng. Việc súc họng không chỉ có tác dụng làm ẩm màng niêm mạc họng, mà còn sục rửa từ địa bàn này tất cả nhừng gì vô tích sự, tức vi sinh vật gây bệnh, làm sạch niêm mạc và loại bỏ cặn bã thức ăn dư thừa. Có thể dùng nước muối để súc họng Để súc họng có thể sử dụng nhiều loại dung dịch – từ nước muối đến nước trà hoa cúc và các sản phẩm nước súc họng pha sẵn như Septosan, Tantum Verde hoặc Dentosept. Mỗi người có sở thích mùi vị riêng. Người này ưa Septosan, người khác chê, không thể chấp nhận và thích dùng sản phẩm thuộc dòng hương vị bạc hà. Điều quan trọng là dung dịch không quá lạnh, cũng không quá nóng – tốt nhất khoảng 36 độ C. Cần phải súc họng tối thiểu vài ba lần/ngày. Đôi khi một số bác sĩ cũng khuyên súc họng bằng nước ấm pha vài giọt dầu thực vật. Hỗn hợp này phát huy tác dụng làm mát và bôi trơn niêm mạc họng. Có thể bệnh viêm họng? Bệnh nhiễm trùng liên quan với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chứng đau họng nguyên nhân gây đau họng đề phòng đau họng y học thường thức kiến thức y học y học cơ sởTài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 184 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 183 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 96 0 0 -
9 trang 76 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 43 0 0