Danh mục

Hình ảnh biểu trưng của thành ngữ

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 164.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ. Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc. Cùng với từ, nó phục vụ rộng rãi việc giao tiếp chung một cách phong phú, đa dạng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh biểu trưng của thành ngữChương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ HÌNH ẢNH BIỂUTRƯNG CỦA THÀNH NGỮ1.1. Thành ngữThành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ.Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc. Cùngvới từ, nó phục vụ rộng rãi việc giao tiếp chung một cách phong phú, đa dạng.Theo định nghĩa của tác giả Hoàng Văn Hành thì: “Thành ngữ là một tổ hợp cố định,bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộngrãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ” (Thành ngữ học Tiếng Việt).Thành ngữ bám sát tâm tư và tư duy cũng như hoàn cảnh lịch sử, địa lý các dân tộc nêncùng một câu mô tả hình thức sản xuất nhưng khác nhau vì rẫy khác, nội dung lại phụthuộc vào từng loại canh tác nương rẫy khác nhau, mô tả nam nữ lại phụ thuộc vàonội dung và biểu hiện của chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, do đó người đọc muốn hiểu rõý tứ của một câu tục ngữ, buộc phải hiểu dân tộc đó.Tuy nhiên trong thành ngữ, tụcngữ Thái, Mường, Dao...có nhiều câu giống nhau ở những nhận xét, đánh giá về cácquy luật, hiện tượng thiên nhiên, rừng núi.Thành ngữ có tính đa nghĩa, trong đó nghĩa bóng mang những hình ảnh biểu trưng cótầm quan trọn hơn cả. Nghĩa này không chỉ có tính khái quát, tượng trưng cho toàn bộtổ hợp nhưng lại không phải là nghĩa của các thành tố cộng lại. Hầu hết những dẩntộc có tiếng nói của riêng mình cũng có những thành ngữ để làm bóng bẩy thêm về ýnghĩa trong câu nói.1.2. Hình ảnh biểu trưng của thành ngữ.Trong cách nhìn của văn hóa học, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải và lưu giữnhững di sản của văn hóa dân tộc. Và trong đó có thể kể đến vốn thành ngữ là mộtkho báu lưu giữ những “trầm tích văn hóa” (Hoàng Văn Hành) đặc sắc của văn hóa dântộc. Ở đây, những nét, những dấu ấn cũng là những giá trị về văn hóa của dân tộcđược lưu giữ ở thành ngữ không phải bao giờ cũng hiển minh, dễ thấy, mà thườngtàng ẩn kín, bị bao phủ bởi “lớp bụi thời gian”. Trong đó thành ngữ là loại định danhđơn vị bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không nhắc đến trong nghĩa đen củacác từ ngữ, mà gợi ý điều gì đó suy ra từ chúng. Đó là bóng bẩy hay ý nghĩa biểu trưngđược hình thành nhờ quá trình biểu trưng hóa.Có hai loại biểu trưng hóa:- Biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương thích giữa âm và nghĩa là giá trị biểu trưnghóa ngữ âm.- Biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương đồng và tương cận trong quá trình liên hộingữ nghĩa gọi là giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa. Hình thái liên hội ngữ nghĩa theoquan hệ tương đồng là so sánh. Và nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quảhai hình thái biểu trưng hóa: hình thái tỉ dụ (so sánh), hình thái ẩn dụ (so sánh ngắn).Chương II: KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC VÀ THÀNH NGỮ DÂN TỘC2.1. Dân tộc Việt và thành ngữ tiếng ViệtNgười Việt là một dân tộc có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam. Đây là dân tộcchính, chiếm khoảng gần 90% dân số Việt Nam và được chính thức gọi là dân tộcKinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụnglà tiếng Việt. Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắcTrung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn làtrung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nôngnghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Trải quabao đời cày cấy, ông cha ta đã tổng kết kinh nghiệm làm ruộng rất sâu sắc: Nhấtnước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm, thả cá... cũng rấtphát triển. Người Việt nổi tiếng có hoa tay về nghề thủ công nghiệp, phát triển báchnghệ - trăm nghề mà nghề nào dường như cũng đạt đến đỉnh cao của sự khéo léo tàihoa. Không ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn,thức uống cơ bản hàng ngày của người Việt. Về mặc, xưa kia, đàn ông thường mặcquần chân què, áo cánh nâu (Bắc bộ), màu đen (Nam bộ), đi chân đất; ngày lễ tết mặcquần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Ðàn bà mặc váy đen,yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc bộ). Phụ nữ ngày lễ hội hè mặc áo dài.Mùa đông, cả nam và nữ thường mặc thêm áo kép bông. Người Việt thường ở nhàtrệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao. Ngôi nhàchính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian và gian giữa là gia trang trọng nhất,đặt bàn thời gia tiên. Ðại bộ phận người Việt sinh sống thành từng làng, dăm ba lànghọp lại thành một xã. Gia đình của người Việt hầu hết và những gia đình nhỏ gồm 2thế hệ theo chế độ phụ quyền nhưng phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng, thường làngười quản lý kinh tế trong gia đình.Văn học dân gian với nhiều thể loại phong phú: truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ,thành ngữ ... phản ánh toàn bộ mọi mặt cuộc sống của dân tộc. Văn học dân gian gópphần to lớn vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, thành ngữ tiếng Việt nằmtrong không gian chung của văn hóa, cũng phản ánh một phần không chỉ những nếpsinh hoạt của người Việt, mà qua đó còn thể hiện những nét đẹp trong văn hóa. TiếngViệt là một ngôn ngữ lớn so với các ngôn ngữ dân tộc ít người. Không chỉ vốn từvựng phong phú mà còn có sự đa dạng trong cách thể hiện, ngữ pháp chặt chẽ logictrong cách trình bày. Thành ngữ cũng là một sản phẩm chứa đựng trong đó cả mộtnền văn hóa, lịch sử xã hội của mỗi dân tộc. Nếu đặt lên bàn cân so sánh thì đó quả làkhập khiễng thế nhưng nhìn ở góc độ nào đó thì tiếng Việt hay ngôn ngữ của một dântộc ít người nào dù nhỏ bé đến đâu cũng có chỗ đứng ngang nhau xét về mặt đóng gópcho sự đa dạng chung của ngôn ngữ một đất nước nói riêng và của kho thành ngữ nóiriêng.2. 2. Dân tộc Tày và thành ngữ tiếng TàyDân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhấttrước Công nguyên. Người Tày sinh sống ở vùng núi thấp miền núi và vùng trung duBắc Bộ, nhưng đông nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,Bắc Giang, Quảng ...

Tài liệu được xem nhiều: