Thông tin tài liệu:
Tỷ lệ bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường týp 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường týp 2 có BVMTĐ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình ảnh tổn thương đáy mắt trong bệnh Đái Tháo Đường Hình ảnh tổn thương đáy mắt trong bệnh Đái Tháo Đường Tỷ lệ bệnh võng mạc tiểu đường (BVMTĐ) phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bịtiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường; sau 20 năm bị tiểu đường, hầu hếtbệnh nhân tiểu đường týp 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường týp 2 có BVMTĐ. Các triệu chứng của bệnh BVMTĐ chia 2 giai đoạn: không tăng sinh và tăng sinh. Những thay đổi vimạch xảy ra trong giai đoạn không tăng sinh, còn giai đoạn tăng sinh được đặc trưngbởi phát triển tân mạch ở võng mạc. Phù hoàng điểm -nguyên nhân chính gây giảm thịlực trung tâm, có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của BVMTĐ. Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: Các triệu chứng của BVMTĐ không tăng sinh gồm vi phình mạch, xuất huyếtvõng mạc, xuất tiết lipid và xuất tiết bông, chuỗi hạt tĩnh mạch; thị lực giảm nhiều nếucó phù hoàng điểm. Nhiều mao mạch không ngấm là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến BVMTĐtăngsinh. Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh: Ngoài các triệu chứng như trong BVMTĐ không tăng sinh, BVMTĐ tăng sinhcó tân mạch ở võng mạc, đĩa thị, xơ mạch võng mạc - dịch kính, có thể có tân mạchmống mắt. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TỔN THƯƠNG VÕNG MẠC TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG(Diabetes Mellitus- DM) Đáy mắt bình thường(Normal fundus of the eye) Hình ảnh đáy mắt do đái tháo đường: Rải rác có các vi phình mạch và các điểmxuất huyết Hình trái là hình ảnh đáy mắt sau khi nhuộm Fluorescein thấy rõ các tổnthương, các chấm trắng là các vi phình mạch Tổn thương đáy mắt nặng: thay đổi mạch máu, các đám xuất huyết, các bấtthường trong các vi mạch(IRMA- intraretial microvascular abnormalities), xuất tiếtbông. Hình bên trái là hình ảnh đáy mắt được nhuộm Fluorescein thấy rõ các vi phìnhmạch là các đốm trắng, các mao mạch dãn rộng Bệnh võng mạc do DM mức độ nặng: các mạch máu không đều, các vệt xuấthuyết, các bất thường vi mạch, chấm xuất tiết bông rộng và một vùng rỉ dịch tiết Hình trái: Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh: xuất hiện các mạch máu tântạo, chuỗi hạt tĩnh mạch Bệnh võnh mạc tiểu đường tăng sinh: Các tràng hạt tĩnh mạch và các vệt xuấthuyết. Các mạch máu tân tạo thường bắt đầu ở các mạch máu chính. Bệnh võng mạctăng sinh là biến chứng hay gặp nhất của DM type 1, thị lực giảm do sự tăng sinh cácmạch máu tân tạo hoặc xuất huyết dịch kính. Các mạch máu ngoằn nghoèo như sợi dây thừng, có 2 vệt xuất huyết A: Hình ảnh đáy mắt quan sát sau khi nhuộm Fluorescein và hình đáymắt không huộm(b) cho thấy các xuất hiện các mạch tân sinh ở đĩa thị, chúnglà nguyên nhân gây mất thị lực. Nếu có xuất huyết thì sẽ mất thị lực nhanhchóng và lúc này có chỉ định điều trị bằng laser. Trên hình nhuộm fluoresceincho thấy rõ hình ảnh xuất tiết đĩa thị Xuất huyết thủy tinh thể rất nhiều mặc dù đã được sử dụng ngưng kết quanghọc với laser. Xuất huyết có thể hết sau một thời gian hoặc có thể tiếp tục dẫn tới mấtthị lực, lúc này cần có chỉ định can thiệp ngoại khoa Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn cuối đặc trưng bởi sự xuất hiện các đámxơ hóa võng mạc. Các mạch máu tăng sinh mất kiểm soát tiến triển xơ hóa, giãn gâymất thị lực đột ngột. Hình ảnh đáy mắt trên đây của 1 BN bị bệnh võng mạc tiểuđường giai đoạn cuối chưa được điều trị