Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm qua giảng dạy môn giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 231.28 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bên cạnh đó, từ khâu thiết kế, chuẩn bị kế hoạch bài giảng đến khâu tổ chức thực hiện bài giảng cũng cần thay đổi theo tiếp cận năng lực; phối kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong học tập, mặt khác, cần có sự đảm bảo cơ bản về môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm qua giảng dạy môn giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạoJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0206Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 172-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUA GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Thanh Hồng Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, trước hết người giảng viên cần xác định rõ vai trò của môn học đối với việc hình thành những năng lực sư phạm cho người học, từ đó xây dựng bản tham chiếu trong dạy học môn học một cách hợp lí. Bên cạnh đó, từ khâu thiết kế, chuẩn bị kế hoạch bài giảng đến khâu tổ chức thực hiện bài giảng cũng cần thay đổi theo tiếp cận năng lực; phối kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong học tập, mặt khác, cần có sự đảm bảo cơ bản về môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm. Từ khóa: Hình thành, năng lực dạy học, sinh viên sư phạm, thông qua, môn Giáo dục học.1. Mở đầu Để hoạt động có hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có những năng lực chung phát triển ởtrình độ cần thiết và năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những nănglực cơ bản này không phải có sẵn, mà nó phải được giáo dục, phát triển và bồi dưỡng ở mỗi người. Năng lực dạy học là năng lực cơ bản của nhà giáo - những người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục. Năng lực dạy học được hình thành và phát triểnthông qua nhiều con đường khác nhau, nhưng cơ bản nhất là qua quá trình đào tạo ở các nhà trườngsư phạm và qua trải nghiệm thực tế cũng như ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Vấn đề về năng lực giảng dạy luôn được quan tâm trong các giai đoạn phát triển của nhàtrường ở các nước. Tại Liên Xô (trước đây) và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các nghiêncứu về phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên được triển khai rộng rãi. Những nghiêncứu về dạy học và năng lực giảng dạy cũng được quan tâm ở các nước phương Tây như Hoa Kì,Canada, Úc, Pháp. . . Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là J.B.Bigs & R.Tellfer (1987) [5], K.Barry & L.King (1993) [5], G. Petty (1998) [5]. Trong công trình nghiên cứu của G.Petty, trên cơsở giới thiệu quan điểm về các lí thuyết học tập, tác giả đã xác định và hướng dẫn giáo viên thựchành các kĩ năng dạy học [6]. Trong những năm 70 của thế kỉ XX một quan điểm giáo dục và đàoNgày nhận bài: 10/07/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.Liên hệ:, e-mail: dunghongly2006@yahoo.com172 Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học...tạo được phổ biến và phát triển rộng rãi khắp đất nước Mĩ, đó là quan điểm tiếp cận năng lực. Sauđó quan điểm tiếp cận này ảnh hưởng sâu rộng đến nền giáo dục của nhiều nước khác trên thế giới,như Anh, Úc, New Zealand, LB Nga. . . Xu hướng chung này cho phép là chuyển từ dạy học tậptrung vào kiến thức sang tập trung vào năng lực. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về giáo viên, đặc biệt là về năng lực sư phạm, kĩnăng dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu. Tác giả Lê Văn Hồng với đề tài “Một số vấn đề vềnăng lực sư phạm của người giáo viên Xã hội chủ nghĩa” đã nêu lên tương đối cụ thể các năng lựcsư phạm cần có của người giáo viên xã hội chủ nghĩa [4]. Tác giả Nguyễn Như An trong nghiêncứu của mình đã nêu bốn nhóm kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và xây dựng quytrình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên [1]. Tác giả Phan Thanh Long đã xác định nộihàm và thực trạng kĩ năng dạy học của sinh viên cao đẳng sư phạm và đưa ra một số yếu tố cơ bảnnhất ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng dạy học cho sinh viên trong nghiên cứu đề tài Luậnán Tiến sĩ [6]. Về vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực và hình thành các năng lực cho sinh viên sư phạm,tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cũng đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học như:“Hình thành tư duy phê phán cho sinh viên trong quá trình dạy học ở Đại học” [9], “Tiếp cận đánhgiá trên cơ sở thực hiện và hoạt động học của sinh viên Đại học hiện nay” [10], “Xây dựng bài tậpthực hành môn giáo dục học theo tiếp cận phát triển năng lực” [11]. . . Điểm qua một số nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy học hướng vàohình thành năng lực cho người học đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, với những đặc điểmcủa môi trường dạy học hiện đại thì ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm qua giảng dạy môn giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạoJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0206Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 172-179This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUA GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Thanh Hồng Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, trước hết người giảng viên cần xác định rõ vai trò của môn học đối với việc hình thành những năng lực sư phạm cho người học, từ đó xây dựng bản tham chiếu trong dạy học môn học một cách hợp lí. Bên cạnh đó, từ khâu thiết kế, chuẩn bị kế hoạch bài giảng đến khâu tổ chức thực hiện bài giảng cũng cần thay đổi theo tiếp cận năng lực; phối kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong học tập, mặt khác, cần có sự đảm bảo cơ bản về môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm. Từ khóa: Hình thành, năng lực dạy học, sinh viên sư phạm, thông qua, môn Giáo dục học.1. Mở đầu Để hoạt động có hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có những năng lực chung phát triển ởtrình độ cần thiết và năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những nănglực cơ bản này không phải có sẵn, mà nó phải được giáo dục, phát triển và bồi dưỡng ở mỗi người. Năng lực dạy học là năng lực cơ bản của nhà giáo - những người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục. Năng lực dạy học được hình thành và phát triểnthông qua nhiều con đường khác nhau, nhưng cơ bản nhất là qua quá trình đào tạo ở các nhà trườngsư phạm và qua trải nghiệm thực tế cũng như ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Vấn đề về năng lực giảng dạy luôn được quan tâm trong các giai đoạn phát triển của nhàtrường ở các nước. Tại Liên Xô (trước đây) và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các nghiêncứu về phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên được triển khai rộng rãi. Những nghiêncứu về dạy học và năng lực giảng dạy cũng được quan tâm ở các nước phương Tây như Hoa Kì,Canada, Úc, Pháp. . . Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là J.B.Bigs & R.Tellfer (1987) [5], K.Barry & L.King (1993) [5], G. Petty (1998) [5]. Trong công trình nghiên cứu của G.Petty, trên cơsở giới thiệu quan điểm về các lí thuyết học tập, tác giả đã xác định và hướng dẫn giáo viên thựchành các kĩ năng dạy học [6]. Trong những năm 70 của thế kỉ XX một quan điểm giáo dục và đàoNgày nhận bài: 10/07/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015.Liên hệ:, e-mail: dunghongly2006@yahoo.com172 Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học...tạo được phổ biến và phát triển rộng rãi khắp đất nước Mĩ, đó là quan điểm tiếp cận năng lực. Sauđó quan điểm tiếp cận này ảnh hưởng sâu rộng đến nền giáo dục của nhiều nước khác trên thế giới,như Anh, Úc, New Zealand, LB Nga. . . Xu hướng chung này cho phép là chuyển từ dạy học tậptrung vào kiến thức sang tập trung vào năng lực. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về giáo viên, đặc biệt là về năng lực sư phạm, kĩnăng dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu. Tác giả Lê Văn Hồng với đề tài “Một số vấn đề vềnăng lực sư phạm của người giáo viên Xã hội chủ nghĩa” đã nêu lên tương đối cụ thể các năng lựcsư phạm cần có của người giáo viên xã hội chủ nghĩa [4]. Tác giả Nguyễn Như An trong nghiêncứu của mình đã nêu bốn nhóm kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và xây dựng quytrình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên [1]. Tác giả Phan Thanh Long đã xác định nộihàm và thực trạng kĩ năng dạy học của sinh viên cao đẳng sư phạm và đưa ra một số yếu tố cơ bảnnhất ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng dạy học cho sinh viên trong nghiên cứu đề tài Luậnán Tiến sĩ [6]. Về vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực và hình thành các năng lực cho sinh viên sư phạm,tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cũng đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học như:“Hình thành tư duy phê phán cho sinh viên trong quá trình dạy học ở Đại học” [9], “Tiếp cận đánhgiá trên cơ sở thực hiện và hoạt động học của sinh viên Đại học hiện nay” [10], “Xây dựng bài tậpthực hành môn giáo dục học theo tiếp cận phát triển năng lực” [11]. . . Điểm qua một số nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy học hướng vàohình thành năng lực cho người học đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, với những đặc điểmcủa môi trường dạy học hiện đại thì ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational science Năng lực dạy học Sinh viên sư phạm Giáo dục học Phương pháp dạy học Hình thức dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
Tổ chức dạy học hợp tác có sự hỗ trợ của giáo án điện tử vào môn Tin học cơ bản
5 trang 256 0 0 -
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ ( QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ )
7 trang 163 0 0 -
4 trang 142 0 0
-
Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học 2: Phần 1
112 trang 129 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở khối lớp Hai
82 trang 115 0 0 -
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 trang 108 0 0 -
11 trang 101 0 0
-
Tiểu luận Giáo dục tiểu học: Vấn đề về nhân cách sinh viên hiện nay
24 trang 100 0 0 -
25 trang 99 0 0