Danh mục

Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _1

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.52 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vẫn biết “nho quan đa ngộ thân” (hay “đa luỵ thân” như Á Nam đã từng lấy bút danh Lụy Giả trong Kim sinh luỵ) nhưng con người nhà nho trong anh Khoá đã mất hết những hùng tâm tráng chí ngày trước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải _1Hình tượng anh Khóa trong thơ Á Nam Trần Tuấn Khải Vẫn biết “nho quan đa ngộ thân” (hay “đa luỵ thân” như Á Nam đã từng lấy bútdanh Lụy Giả trong Kim sinh luỵ) nhưng con người nhà nho trong anh Khoá đã mất hếtnhững hùng tâm tráng chí ngày trước. Tuy nhiên hình tượng anh Khoá vẫn mang trongnó ý vị “phiêu lưu” - chữ dùng của Toàn quyền Clôbukôpxki khi nói về những nhà chí sĩthời đó - và chính là một gợi dẫn cho hình tượng “li khách”, “khách du”, “chinh phu” vàmôtip “lên đường” trong Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn mà Nhóm Lê Quý Đôncoi “là một thứ “anh Khóa”, một nhà cách mạng mơ hồ nào đó”(10). Bài thơ Tống biệthành ra đời trong phong trào Thơ mới lấy lại được sự “rắn rỏi, gân guốc”(11) trong“không khí riêng của nhiều bài thơ cổ”(12) (Thi nhân Việt Nam) nhưng không khí thời đạicủa anh Khoá không hề giống không khí thời đại “phục dựng” của người li khách. Cuộcxuất dương của anh Khoá là cuộc xuất dương sau những đợt khủng bố trắng của thựcdân đối với phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục và lúc này tiếng gọi lên đườngtừ xứ Phù Tang xa xôi cùng âm hưởng của cách mạng Tân Hợi bên Trung Hoa dân quốclân cận không còn vang vọng mấy. Có những hình tượng vốn có sức gợi lớn trong cuộc sống nhưng khi nhà văn pháthiện ra và đưa vào văn học người ta mới thực sự ngỡ ngàng. Hình tượng anh Khoá làmột trường hợp như thế. Trong lịch sử dân tộc, anh Khoá là sự cô đặc không khí thời đạitrong sự biểu hiện của một kiểu người. Khi coi anh Khoá (qua thơ Trần Tuấn Khải) làmột nhân vật văn hoá là ta đã xem xét hình tượng này trong tính giá trị, tính lịch sử, tínhhệ thống mà nó phụ thuộc. Anh Khoá có phải thực sự là một nhà nho duy tân? Hay chỉlà một nhà nho yêu nước? Có lẽ khi tìm hiểu hình tượng này chúng ta chỉ nên tiếp cậncó định hướng chứ không nên định nghĩa nó một cách cặn kẽ. Xét từ bản chất của hìnhtượng ta sẽ thấy: Vào những năm 1910-1920 khi tiếng gươm Cần Vương đã lặng, mọihoạt động yêu nước của các nhà nho duy tân đi vào bế tắc, con người đau buồn, u uất,băn khoăn, day dứt và hơn hết các nhà nho không chỉ đau nỗi đau mất nước mà cònbuồn nỗi buồn của một tầng lớp hết thời đã đi vào quãng chợ chiều. Ở hình tượng anhKhoá không có sự chuẩn bị của những yếu tố có thể tạo ra bứt phá trong tư duy vàhành động. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận sự đứt gãy, coi những người xuất dương nóichung đều là những anh Khoá thì hình tượng này lại có một sức sống mới, một khả năngtồn tại và chuyển hoá mới để trở thành những chiến sĩ cách mạng sau này - chứ khôngthể phủ nhận lí do Á Nam chọn hình ảnh anh Khoá để nói bóng gió về tất cả nhữngngười xuất dương bởi trong mắt ông, và nhân dân lúc đó, nhà nho duy tân vẫn là mộtchỗ dựa tinh thần, đã tách mình khỏi thể chế quân chủ, gần gũi với nhân dân hơn. Ngaycả người “em” cũng chỉ là một mảnh vỡ phân li của anh Khoá, cả hai đều có khả năngchuyển hoá bởi cả dân tộc luôn thường trực một tâm thế chuyển hoá, chuyển hoá thànhmột anh Khoá xuất dương, dù cho trong thời điểm đó người ta chỉ còn một lầnchót để đua chen đường danh lợi với những khoa thi Hương, thi Hội cuối cùng. Cóngười đã nói đến điều kiện để trào lưu tư tưởng mới thâm nhập Việt Nam là khi kinh tếtư bản dần xuất hiện và tầng lớp sĩ phu tiến bộ có xu hướng tư sản hoá, nhưng liệu anhKhoá của Á Nam có đáp ứng được yêu cầu có vẻ “cơ bản” đó của tất yếu lịch sử? Tìm lại không khí lịch sử bấy giờ, thời đại hô hào nghĩa hợp quần, tìm sức mạnhcủa cá nhân trong đoàn thể, chúng ta mới thấy sự lẻ loi của hình tượng anh Khoá. Có lẽđây cũng chỉ là một “tượng đài” trong “dãy trật tự lí tưởng” của thơ Á Nam như “NữOa”, “dã tràng”, “giọt lệ anh hùng”, “chim tinh vệ”… lẻ loi đơn độc(13). Sự đơn độc ởđây không bi tráng mà chỉ lặng buồn. Phải chăng đây cũng là một mô hình tìm kiếm lẽsống của nhà nho (mà Phan Bội Châu và Nguyễn Thượng Hiền là hai người tiêu biểu)?Họ có một chút “vốn” kiến thức, danh vọng, uy tín xã hội, khả năng văn hóa… và từ bỏcon đường khoa cử, tự ném mình vào một môi trường văn hoá xa lạ (xuất dương) đểmưu cầu cho hoài bão cao cả (cứu nước) mà không hề nghĩ đến minh quân. Nhà chí sĩPhan Bội Châu đã sớm nhận ra điều này khi viết Phan Bội Châu niên biểu: “Cũng tưởngdùng văn chương để cổ động, nhưng mình tiếng tăm chưa có, nói mà ai nghe? (…). Tôimới biết rằng ở đời cần phải lập danh trước mới được”(14). Biểu tượng anh Khoá có tínhdân tộc bởi nó mang trong đó sự hoài vọng của mấy chục triệu người lầm than muốn tìmđường. Nếu coi biểu tượng anh Khoá tượng trưng cho những người xuất dương nóichung thì có lẽ đó là một mô hình nhân cách, một mô thức sống dung hợp cả cái cũ vàcái mới mà cả những bậc lão thành cũng như những người thiếu tráng đều có thể cùngkinh qua, cùng trải nghiệm. Đã có người nói đến sự giao ban giữa hai thế hệ trong giaiđoạn này nhưng chúng ta có thể thấy ngay sự giao ban trong chính con người anh Khoá.Anh Khoá là một chất liệu dân gian mang tính phiếm đị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: