Chúng tôi trở lại thăm nước Nhật lần thứ hai nhân chuyến viếng thăm thiện chí của Dân Biểu tiểu bang Trần Thái Văn đáp lời mời đặc biệt của Bộ Ngoại Giao Nhật vào đầu mùa hoa anh đào vừa qua. Chuyến đi kéo dài 10 ngày, theo lịch trình tự chọn. Ông Văn đã chọn hành trình đi qua 3 thành phố nổi tiếng, bắt đầu từ Tokyo, đến Osaka và điểm cuối cùng là Hisroshima. Riêng cá nhân chúng tôi dùng thời giờ riêng để ghé thăm thêm cố đô Kyoto.......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hiroshima 62 năm nhìn lạiHiroshima: 62 Năm Nhìn Lại[07/08/2007 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]Lê Minh07-08-2007Hình (LM): Đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử tại Hiroshima, Nhật Bản. Phíasau là tòa nhà duy nhât còn sót lại sau sự tàn phá khủng khiếp của trái bom.LGT: Lê Minh, cây viết quen thuộc của nhật báo người Việt trong mục Đất Nước vàCon Người, nay đổi thành “Thế Giới, Đất Nước và Con Người” của những năm 2005và 2006. Ông là một trong những người thường viết về du lịch, thu thập hình ảnh, tintức con người và những giải đất khác nhau. Ông phối hợp nét đẹp của nhiếp ảnh nghệthuật và ký sự đăng tải trên hệ thống truyền thông của cộng đồng Việt. Lê Minh trởlại với bạn đọc lần này qua hình ảnh và cảm nhận về nước Nhật. Mời bạn đọcthưởng thức phong thái đặc biệt của Lê Minh qua bài thời sự viết về nước Nhật.Bạn đọc muốn tìm lại những bài viết, hình ảnh của Lê Minh và nhóm thân hữu, xinvào trang nhà www.leminh.us. Mọi góp ý xin e-mail: leminh.us@gmail.comoo0ooChúng tôi trở lại thăm nước Nhật lần thứ hai nhân chuyến viếng thăm thiện chí củaDân Biểu tiểu bang Trần Thái Văn đáp lời mời đặc biệt của Bộ Ngoại Giao Nhật vàođầu mùa hoa anh đào vừa qua. Chuyến đi kéo dài 10 ngày, theo lịch trình tự chọn. ÔngVăn đã chọn hành trình đi qua 3 thành phố nổi tiếng, bắt đầu từ Tokyo, đến Osaka vàđiểm cuối cùng là Hisroshima. Riêng cá nhân chúng tôi dùng thời giờ riêng để ghé thămthêm cố đô Kyoto.Nói về nước Nhật, khởi đầu từ Hiroshima vì vào đúng thời điểm này 62 năm về trước,2 trái bom nguyên tử đầu tiên do đồng minh sáng chế đã được “thử” trên đất Nhật. Vụnổ bom đã chấm dứt Thế Chiến Thứ Hai giữa đồng minh và phe trục gồm Nhật bản,Ðức Quốc và Ý Ðại Lợi.Chuyến tàu tốc hành từ thành phố Osaka đưa chúng tôi đến Hiroshima sau gần 4 giờ.Phương tiện di chuyển bằng hệ thống tàu điện của Nhật có thể dẫn đầu thế giới, giờgiấc di chuyển đúng hẹn, nhanh chóng, phương cách phục vụ khách hàng hệ thống xeđiện bên Âu Châu khó có thể so sánh.Ðến Hiroshima vào đúng ngọ, chúng tôi yêu cầu người hướng dẫn Nhật cho ăn trưatại một tiệm chỉ dành riêng cho người địa phương. Bà đề nghị chúng tôi đến một quánchuyên bán mì Nhật bình dân. Tiệm tuy nhỏ không bảng hiệu nằm trong một khu khốbình thường, người đến ăn trưa nối đuôi nhau đợi đến phiên mình. Cả hai chúng tôiđều không biết tiếng Nhật, đành phải đánh bài “nhà quê”, quan sát một lúc các món ăntừ bếp đưa ra cho những khách ngồi chung quanh. Cuối cùng, chúng tôi nhờ ngườihướng dẫn viên đặt cho 2 bát mì vịt quay. So với bữa ăn trưa tại Mỹ, số lượng chỉbằng 1/3. Cách ăn uống của Nhật không biết có theo quan niệm “ăn để sống” haykhông, nhưng quả thật phần ăn trưa của Nhật chỉ vừa “ấm bụng”.Tiệm thật sách sẽ, đông người, không tiếng cười, nói ồn ào. Tiếng động duy nhất chỉlà tiếng hút những sợi mì vào miệng một cách sảng khoái. Ðây là cách ăn mì đặt biệtcủa 2 dân tộc Ðại Hàn và Nhật, một thứ văn hóa đặc thù khác hẳn với dân tộc Việt.Người địa phương đến quán chỉ để ăn, họ ăn nóng, gọn ghẽ và chỉ một thoáng xongbữa ăn trưa, đứng dậy nhường chỗ cho người khác. Trả 75 Mỹ kim cho bữa ăn trưachỉ non dạ, nhìn nhau chúng tôi học thêm được một kinh nghiệm về đời sống đắt đỏ ởNhật.Lợi dụng dịp này, tôi quay qua nói chuyện với người người hướng dẫn, tìm hiểu thêmvề đời sống của người Nhật. So sánh với Mỹ, lương bổng của một công chức, kỹ sưhay những người đi làm hãng xưởng Nhật không mấy cao hơn. Do nếp sống đắt đỏ,họ thu vén, chung sống với nhau trong một nơi chốn nhỏ, ban ngày làm nơi sinh hoạt,ban đêm, trải chiếu ra để ngủ. Phần lớn những người độc thân còn sống với gia đình,họ không có xe, hệ thống di chuyển công cộng là phương tiện chính của đại đa sốngười Nhật. Tuy vậy, đường sá lúc nào cũng ngập những xe.Chúng tôi đã sử dụng hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo, Kyoto. Sau vài lần làm quen,chúng tôi cảm thấy thấy tự tin, tiện nghi, thích dùng phương tiện giao thông công cộnghơn là lấy taxi để di chuyển quanh thành phố. Như người Nhật, xe điện luôn đến đúnggiờ, đường hầm an toàn, sạch sẽ, không có kẻ ăn xin hay người vô gia cư. Hệ thốngthoát hơi và máy lạnh tối tân khiến cho việc chờ đợi, nhất là vào Hè thú vị hơn khiđứng trong đường hầm chờ chuyến đi.Chúng tôi trực chỉ đến địa điểm 62 năm về trước, nơi trái bom nguyên tử đầu tiên trênthế giới được thử nghiệm. Thay vì biến nơi này thành nơi chốn nuôi dưỡng hận thùchiến tranh của kẻ thua trận, người Nhật đã chuyển hóa sự thất bại thành cao trào hòabình, đánh động lương tri thế giới về hiểm họa chiến tranh nguyên tử với khẩu hiệu“No more Hiroshima, Nagasaki”. Họ đã đặt tên cho khu vực này là Công Viên Hòa BìnhQuốc Tế.Công viên được xây cất trên một khoảng đất trống vài chục mẫu. Du khách đến thămđịa điểm, đầu tiên sẽ vào viện bảo tàng di tích lịch sử về bom nguyên tử và những hậuquả thảm khốc của nó. Tòa nhà 2 tầng. Tầng dưới, người ta thiết kế lại bản đồ địađiểm Hiroshima trước thời gian nhận quả bom nguyên tử để so sánh với một ...