Danh mục

Histeria là bệnh gì?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 225.69 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

nên các bệnh về tâm thần, thần kinh ngày càng gia tăng trong đó có bệnh Histeria còn gọi là bệnh “isteri”. Bệnh bao gồm một số triệu chứng đa hình thái ở thể xác hoặc tâm thần thể hiện một stress tâm thần (mâu thuẫn xung đột trong tâm thần) ở một người có hệ thần kinh ít nhiều có rối loạn.Xa xưa, người ta cho rằng nguyên nhân là chỉ ở thể xác và chỉ phụ nữ mắc phải, nó có nguồn gốc tâm lý và thường dùng để miêu tả một số trạng thái lạ kỳ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Histeria là bệnh gì? Histeria là bệnh gì? nên các bệnh về tâm thần, thần kinh ngày càng gia tăng trong đó có bệnhHisteria còn gọi là bệnh “isteri”. Bệnh bao gồm một số triệu chứng đa hình thái ởthể xác hoặc tâm thần thể hiện một stress tâm thần (mâu thuẫn xung đột trong tâmthần) ở một người có hệ thần kinh ít nhiều có rối loạn. Xa xưa, người ta cho rằng nguyên nhân là chỉ ở thể xác và chỉ phụ nữ mắcphải, nó có nguồn gốc tâm lý và thường dùng để miêu tả một số trạng thái lạ kỳnhư miên hành (mộng du), lên đồng... Theo khoa học, Histeria là một bệnh thuộc tâm thần học, nó miêu tả sự rốiloạn nhân cách gồm ba biểu hiện: biểu hiện cấp, biểu hiện chức năng lâu dài vàbiểu hiện ở các tạng phủ. Tại bệnh viện, hay gặp một số trường hợp bệnh nhânHisteria đến với các chẩn đoán như: hạ canxi huyết, suy nhược thần kinh, rối loạnthần kinh thực vật, trầm cảm... do đó bệnh Histeria cần được mọi người hiểu thấuđáo để có cách xử trí đúng đắn với người bệnh. Nguyên nhân Người ta chưa biết nguyên nhân của Histeria, tuy nhiên có thể nhận ra mộtsố yếu tố nói lên người dễ mắc phải và hướng dẫn chẩn đoán. Hay gặp ở người có nhân cách “màu mè”, đóng kịch, kiểu cách, tính dễ bịám thị, dễ bị ảnh hưởng của lời nói. Người ở trong môi trường có stress tâm lý xã hội quan trọng như chiếntranh, tang tóc, kinh tế khó khăn... Hay gặp ở người sống chung với những người hoặc mắc phải một chứngtâm lý, hoặc thực sự có triệu chứng chuyển dạng. Do đó nên có trường hợpHisteria tập thể lan truyền người này sang người khác như ngất xỉu, chết giấc, liệtngười..., hiện tượng xảy ra trong một tập thể thanh niên nữ đáp ứng sự căng thẳnghoặc trạng thái lo âu của tập thể, thường khởi phát từ một người có nhiều uy tíntrong tập thể. Qua cơn, mọi người trở lại “như không có chuyện gì”. Đây là một chứng loạn thần kinh, gọi là “loạn thần kinh biểu lộ”. Thôngthường hay gặp ở tuổi thiếu niên hoặc tuổi vị thành niên, tuy nhiên trong thực tếcó gặp ở những lứa tuổi lớn hơn. Những triệu chứng tâm lý này có thể gặp ở bấtcứ lứa tuổi nào sau một stress quan trọng, mặc dù hay gặp ở nữ giới nhưng cũngkhông loại trừ nam giới. Histeria là một rối loạn thần kinh không có nguyên nhân thể xác. Nó là lờiđáp của thể xác trả lời những xung đột tiềm tàng trong hạ ý thức (tiềm thức) ngườibệnh. Do đó rất ít khi giải quyết bằng thuốc mà bằng tâm lý trị liệu hoặc bằngphân thần học. Các biểu hiện của Histeria Biểu hiện cấp: Sẽ là rất sai lầm nếu coi người Histeria là giả vờ. Ngườibệnh mặc dù không muốn, mặc dù kìm chế nhưng vẫn xảy ra cơn tâm lý thị giác,co giật, mất tiếng, á khẩu, rối loạn thính giác hoặc thị giác, liệt cả người, tự cho cóma hoặc thần thánh để biến đổi thành người khác, rối loạn tự tạo (ợ hơi liên tục,ngáp to từng tràng...), rối loạn phân ly (giữa người bình thường và người đang lêncơn bị nhập...) tất cả đều đảo lộn lại được. Biểu hiện chức năng lâu dài: gồm có liệt, co giật và co cứng, mất cảm giác,rối loạn giác quan. Biểu hiện ở các tạng phủ: thể hiện co thắt, đau, “rối loạn chức năng”. Các biểu hiện khác trong nhân cách Histeria Suy nhược, giảm chăm chỉ, giảm tập trung, ưu tư lo lắng quá đáng, chiềuhướng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cách ăn uống, rối loạn nặng về bản năngsinh dục (sợ giới tính, lãnh đạm tình dục, chứng giao hợp đau, chứng co âm đạo,liệt dương, xuất tinh sớm...) Tiên lượng: Tùy thuộc nhiều yếu tố như mức độ rối loạn chuyển dạng gâyít nhiều tàn phế (thí dụ liệt), quan hệ bệnh nhân và gia đình (bảo hộ quá đáng, quádễ dãi, loạn dâm kích thích đau), quan hệ bệnh nhân và thầy thuốc (cho nhiềukhám xét cận lâm sàng thừa, thuốc men quá thừa, chỉ định quá ư thông thái), quanhệ bệnh nhân với nguồn lợi (tiền ở nước ngoài gửi về chữa bệnh, khám bệnh vàcấp thuốc dễ dãi. miễn phí). ...

Tài liệu được xem nhiều: