Danh mục

HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI ĐÃ CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI MÌNH CHO TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC ANH EM VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ Ở ĐÔNG NAM Á

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà báo Ấn Độ Ba-nu-ma-thi vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nhan đề “Trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng thế giới”, trong đó kể lại các cuộc trò chuyện của tác giả với Gia-oa-hác-lan Nê-ru, In-di-ra Gan-di, Chu Ân Lai, Chê-ghê-va-ra, Ô-lốp Pan-mơ, Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác trên thế giới. Ba-nu-ma-thi không chỉ là một phóng viên nổi tiếng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI ĐÃ CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI MÌNH CHO TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC ANH EM VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ Ở ĐÔNG NAM Á HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI ĐÃ CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI MÌNH CHO TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC NƯỚC ANH EM VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ Ở ĐÔNG NAM Á Nguồn: fpe.hnue.edu.vn Nhàbáo Ấn Độ Ba-nu-ma-thi vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách nhan đề “Tròchuyện với những nhân vật nổi tiếng thế giới”, trong đó kể lại các cuộc tròchuyện của tác giả với Gia-oa-hác-lan Nê-ru, In-di-ra Gan-di, Chu Ân Lai,Chê-ghê-va-ra, Ô-lốp Pan-mơ, Hồ Chí Minh, cùng nhiều nhà lãnh đạo nổitiếng khác trên thế giới. Ba-nu-ma-thi không chỉ là một phóng viên nổi tiếngcủa Đài phát thanh toàn Ấn, mà còn là tác giả của nhiều bài báo trên các tờbáo lớn của Ấn Độ trong suốt 5 thập kỷ qua. Nhân kỷ niệm 117 năm ngày sinhChủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-05-2007), Tạp chí Cộng sản Điện tửxin trích giới thiệu một phần bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuốnsách trên. Luôn quan tâm đến số phận của nhân dân, Hồ Chí Minh đã gắncuộc đời mình với nhiệm vụ xây dựng đất nước, trên nguyên tắc yêunước, thương dân và chủ nghĩa xã hội. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh không còn sống để chứng kiến lá cờTổ quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kéo lêntrên Dinh Độc lập khi cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam giành toànthắng vào tháng 4-1975, nhưng Người đã giành một chiến thắng vô song,không chỉ trước quân Pháp mà còn trước một cường quốc khác – HoaKỳ . Vốn là người theo chủ nghĩa nhân đạo, Hồ Chí Minh quan tâm sâusắc tới việc tái thiết đất nước và các vấn đề văn hoá, nghệ thuật. Ngườinói với đồng bào mình, đó là những vũ khí sắc bén: “Văn nghệ cũng làmặt trận và nghệ sĩ là chiến sĩ”. Khi trở thành Chủ tịch nước năm 1954,Người từ chối sống trong Phủ Chủ tịch, mà sống trong một ngôi nhà nhỏgần đó. Hồ Chí Minh là một nhà thơ, một nhà văn, đồng thời là tác giả củanhiều cuốn sách. Cuốn “ Nhật ký trong tù” của Người có trên 100 bài thơ,là một cuốn sách nổi tiếng: “Thân thể ở trong lao,Tinh thần ở ngoài lao,Muốn nên sự nghiệplớnTinh thần phải càng cao.” Hồ Chí Minh tới Ấn Độ vào tháng hai và tháng ba năm 1958, vớimục đích gặp G.Nê-ru và phát triển quan hệ thân thiết với Ấn Độ, đồngthời làm cho nhân dân Ấn Độ hiểu về tình hình tại Việt Nam. Lúc đó cácđảng chính trị do Đảng Quốc đại đứng đầu đã lập một ủy ban cứu trợ đểgiúp các nạn nhân chiến tranh của Việt Nam. Theo lời kêu gọi của cácbác sĩ Việt Nam, thuốc men và vật dụng cần thiết đã được gửi sang ViệtNam. Những nhà lãnh đạo Việt Nam đã gây được ấn tượng khá mạnhđối với những người cộng sản Ấn Độ và nhân dân yêu chuộng tự do, bởicuộc chiến tranh giải phóng dân tộc không mệt mỏi của họ chống chủnghĩa thực dân. Trong chuyến thăm của Hồ Chí Minh tới Đê-li, tôi đã được gặpNgười trong một cuộc phỏng vấn ngắn cho Đài phát thanh toàn Ấn.Người chiến sĩ vĩ đại chống đế quốc Mỹ hùng mạnh, lại chỉ là một ngườimảnh dẻ, với đôi mắt thân thiện và thoảng buồn, nhưng chứa đựng đầyquyết tâm, cùng với sự khéo léo như của Chan-na-kia (một chính trị gianổi tiếng của Ấn Độ trong lịch sử - ND). Hồ Chí Minh không phải là ngườithích chiến tranh, nhưng kiên cường và không dễ khuất phục. Người nói:“Người Việt Nam chúng tôi có truyền thống yêu nước thiết tha và chúngtôi sẽ chiến đấu chống quân xâm lược. Chúng tôi là một dân tộc anhhùng và chúng tôi muốn giải phóng đất nước khỏi sự áp bức. Trước làthực dân Pháp, sau đó là phát xít Nhật và bây giờ là đế quốc Mỹ”. Bắt đầu cuộc phỏng vấn, Người nhấn mạnh: “Việt Nam đã phải chịunhiều đau thương dưới ách thực dân. Giờ đây nhân dân chúng tôi, từnông dân tới công nhân và tiểu thương, đều đang trong thời kỳ quá độsang chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nit. Đây là cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa mang tính khoa học”. - “Chúng tôi được biết Ngài huấn luyện cho các cán bộ trẻ tinh thầnyêu nước thông qua giáo dục và chính các bài viết của Ngài?” “Đúng, để xây dựng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội, chúngtôi đã đoàn kết nhân dân lại với nhau trong một tổ chức chặt chẽ. Đếnnăm 1929, phong trào cách mạng của chúng tôi đã trở thành một phongtrào tự giác và làm trụ cột cho phong trào giải phóng dân tộc. Chừng nàomiền Nam chưa được giải phóng thì nhiệm vụ của chúng tôi chưa hoànthành”. - “Phải chăng vì vậy Ngài từ chối nhận Huân chương Sao vàng củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, để chờ cho đến khi Miền Nam đượcgiải phóng và đất nước thống nhất trong hoà bình?” “Vâng. Chừng nào Bắc, Nam chưa thống nhất, các chiến sĩ ở miềnNam còn phải chiến đấu, thì tôi chưa thể cho phép mình nhận tấm huânchương cao quý đó.” - “Chiến tranh đã gây nhiều đau thương và sẽ còn gây nhiều chếtchóc. Liệu có triển vọng sớm kết thúc chiến tranh?” “Mỹ đang dùng người Việt Nam chống người Việt Nam. Nhân dânchúng tôi đã chịu nhiều đau khổ. Nhưng Việt Nam sẽ thống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: