Danh mục

Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 538.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời kỳ 1945 - 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tuy chính quyền đã về tay nhân dân, nhưng vận mệnh dân tộc lại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do sự chống phá của thù trong, giặc ngoài. Có thể nói, trong lịch sử, chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù cùng lúc như vậy, “các quân đội nước ngoài từ bốn phương cũng dồn dập kéo tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hồ Chí Minh với sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ 1945-1946 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP HÒA HỢP DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ 1945 - 1946 TS. Nguyễn Văn Trường* ThS. Lê Đức Thuận** Học viện Chính trị - Bộ Quốc Phòng. Trong thời kỳ 1945 - 1946, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tuy chínhquyền đã về tay nhân dân, nhưng vận mệnh dân tộc lại phải đối mặt với muôn vàn khókhăn do sự chống phá của thù trong, giặc ngoài. Có thể nói, trong lịch sử, chưa bao giờtrên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù cùng lúc như vậy, “các quân đội nước ngoài từ bốnphương cũng dồn dập kéo tới. Bọn ở gần, bọn ở xa. Chúng khác nhau về màu da, vềtiếng nói nhưng rất giống nhau ở một dã tâm: muốn thôn tính đất nước ta, muốn đẩychúng ta trở về với cuộc sống nô lệ”1. Thời điểm này, chúng ta chưa nhận được sự côngnhận và giúp đỡ của các nước trong phe dân chủ trên thế giới, dân tộc ta phải chiến đấutrong vòng vây của nhiều kẻ thù, quần chúng nhân dân trong nước có nhiều bộ phậnchưa hẳn đã nghiêng về phía cách mạng,... càng làm cho tình hình khó khăn nhiều hơn. Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện hòa hợp dân tộc, gắn kết các lực lượng, cácthành phần trong xã hội, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn để đưa dân tộc vượt qua tình thế“ngàn cân treo sợi tóc” và thực hiện thắng lợi sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc. Vớiquan điểm nhất quán “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãcùng với Đảng đề ra chủ trương tập hợp lực lượng đoàn kết toàn dân tộc một cách sángtạo và đạt đến tầm nghệ thuật. Những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đốivới sự nghiệp hòa hợp dân tộc trong thời kỳ này được thể hiện sinh động trên một sốvấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, Hồ Chí Minh luôn vun đắp cho tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộctrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, với 54 dân tộc anh em cùng chung nguồngốc là con Lạc cháu Hồng, cùng chung vận mệnh, cùng gắn bó máu thịt. Trong lịch sử,trải qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt, nhưng cũng từ thực tiễn đó mà tinh thần đoànkết, cấu kết cộng đồng đã được hình thành và vun đắp, tạo ra sức mạnh to lớn cùng* Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Đảng** Giảng viên Khoa Lịch sử Đảng1 Võ Nguyên Giáp (1974), Những năm tháng không thể nào quên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.42. 373 |Phần III. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đạinhau dựng nước và giữ nước. Đây chính là căn nguyên cho sự hình thành nét đặc trưngvăn hóa của người Việt đó là sự thống nhất trong đa dạng; mọi dân tộc đều là tình ruộtthịt, nghĩa đồng bào. Ngay sau khi về nước vào đầu năm 1941, Người đã sớm đề ra chủ trương thànhlập Mặt trận Việt Minh, đóng vai trò là ngọn cờ để tập hợp rộng rãi các lực lượng,trong đó có các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Thực hiện nhất quán quan điểm dântộc Việt Nam là một, tôn trọng những khác biệt, lấy lợi ích quốc gia dân tộc là néttương đồng để gắn kết thành một khối thống nhất. Chủ trương này của Đảng và Hồ ChíMinh đã thức tỉnh tinh thần dân tộc trong đông đảo quần chúng, biết lấy lợi ích chungcủa dân tộc để cùng nhau xây đắp; đồng thời, làm thất bại âm mưu lợi dụng vấn đề dântộc để chia rẽ, gây rối của các thế lực thù địch. Khi đến dự Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ nhất miền Bắc vào ngày03/12/1945, Hồ Chủ tịch nói: “Hơn 20 dân tộc, họp lại một nhà, tay bắt mặt mừng, rấtlà thân ái. Đó là một cuộc Đại hội xưa nay chưa từng có, một cuộc thân thiện làm chocả đất nước vui mừng”2, Người khẳng định: các dân tộc đều bình đẳng, Chính phủ sẽhết sức giúp đỡ đồng bào về mọi mặt; đồng thời, đề nghị đồng bào các dân tộc thiểu sốra sức ủng hộ chính phủ, giúp đỡ kháng chiến, đẩy mạnh trồng trọt và chăn nuôi vì sựthành công của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của nước nhà. Trong thư gửi đồng bào nhân dịp Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, Chủtịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê,Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anhem ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”3.Lời căn dặn của Người như hồn thiêng song núi, như lời hiệu triệu đoàn kết bèn chặtgiữa các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam; cho dù sinh sống ở các vùng khác nhau,tiếng nói và tập quán có khác nhau nhưng cùng chung vận mệnh, sẵn sàng hy sinh vìnhau, hy sinh vì vận mệnh Tổ quốc. Với quan điểm đúng và chính sách phù hợp; đặc biệt, với uy tín của Hồ Chủ tịchđã tạo ra sức cảm hóa to lớn đến mọi tầng lớp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: