Danh mục

Ho kéo dài

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 109.87 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ho là phản xạ tốt của cơ thể nhằm làm sạch đường hô hấp. Ho là lý do thường gặp ở trẻ em được cha mẹ mang đến khám tại các phòng khám nhi. Ho kéo dài là nổi lo âu thật sự của các bậc cha mẹ.Ở Mỹ tỷ lệ ho kéo dài ở trẻ em là 3%. Trong khi ho cấp tính ở trẻ em thường do nhiễm siêu vi đường hô hấp, thì ho kéo dài, được định nghĩa là ho liên tục trên 4 tuần, có nhiều nguyên nhân khác nhau, và đôi khi có thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ho kéo dài Ho kéo dài Ho là phản xạ tốt của cơ thể nhằm làm sạch đường hô hấp. Ho là lý do thường gặp ở trẻ em được cha mẹ mang đến khám tại các phòng khám nhi. Ho kéo dài là nổi lo âu thật sự của các bậc cha mẹ.Ở Mỹ tỷ lệ ho kéo dài ở trẻ em là 3%. Trong khi ho cấp tính ở trẻ em thường do nhiễm siêu vi đường hô hấp, thì ho kéo dài,được định nghĩa là ho liên tục trên 4 tuần, có nhiều nguyên nhân khác nhau, và đôikhi có thể trầm trọng. Điều quan trọng đối với ho kéo dài là phải tìm được nguyênnhân và điều trị thích hợp, hơn là dùng các thuốc ức chế ho một cách bừa bãi.Nguyên nhân ho kéo dài ?Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài. Tính chất ho có thể gợi ý một số nguyênnhân như: ho có đàm ( ho dị ứng, hen…), ho cơn đỏ mặt ( ho gà, dị vật đường thở,ho do tác nhân Mycoplasma, Chlamydia…), ho về đêm ( viêm mũi xoang, hen..),ho sau vận động ( hen), không bao giờ ho lúc ngủ ( ho do tâm lý). Ho kéo d ài cóthể do nguyên nhân tại phổi ( hen, dị vật, lao…) hay do nguyên nhân ngoài phổi (viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tim mạch, tácdụng phụ của thuốc nhất là các thuốc tim mạch có tác dụng ức chế men chuyển…)Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân ho kéo dài theo tuổiTrẻ nhủ nhi- Trào ngược dạ dày- Nhiễm trùng- Dị tật bẩm sinh đường hô hấp- Tim bẩm sinh- Ô nhiễm môi trường- Hen phế quảnTrẻ nhỏ- Tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm- Hen phế quản- Ô nhiễm môi trường- Trào ngược- Dị vậtTrẻ lớn- Hen phế quản- Chảy mũi sau- Ô nhiễm môi trường- Lao- Dãn phế quản- Ho do tâm lýỞ trẻ nhủ nhi:Tác nhân nhiễm trùng: nhiễm virus hợp bào hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia,Cytomegalovirus, laoDị tật bẩm sinh: dị tật đường dẫn khí, dò khí quản thực quảnô nhiễm môi trường:hít khói thuốc lá, bụi bặmLàm gì khi trẻ ho kéo dài?Khi trẻ ho kéo dài nên được khám lâm sàng cẩn thận, hỏi về tiền sử dị ứng, henphế quản trong gia đình, tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bặm, tiền căn tiếp xúcnguồn lây lao.Trẻ nên được làm các xét nghiệm:- Chụp X-Quang phổi, công thức máu- Thử nghiệm lao như: tốc độ lắng máu, IDR tìm phản ứng trong da với lao, tìm vitrùng lao trong đàm hay dịch dạ dày.- Chụp hình xoang- Đo chức năng hô hấp- Siêu âm bụng (trẻ nhủ nhi)- Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán tìm vi trùng Mycoplasma, Chlamydia, ho gà- Nội soi phế quản (nghi ngờ dị vật)Hội chứng chảy mũi sau:(post nasal drip syndrome)Nguyên nhân thường gặp do viêm mũi dị ứng hay viêm mũi xoang mãn tính. Tỷ lệviêm mũi dị ứng ở Hongkong trẻ từ 6-7 tuổi là 33%, từ 13-14 tuổi là 52% . Chảymũi sau kích thích trực tiếp vào các cảm thụ quan gây ho ở thành sau họng, đồngthời hít chất tiết từ mũi khi nằm có thể gây phản xạ mũi- phế quản dẫn đến ho.Bệnh nhân bên cạnh triệu chứng ho kéo dài còn có triệu chứng ngứa mũi , nghẹtmũi. Bệnh nhân nên đến khám chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị thíchhợp như tránh tác nhân gây dị ứng, uống thuốc chống dị ứng, dùng thuốc chốngviêm dạng xịt…Hen phế quản:Tần suất hen phế quản ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trẻ nhủ nhi triêuchứng hen không điển hình đôi khi khó nhận biết và dễ bị chẩn đoán sót, nghi ngờtrẻ có hen phế quản khi có tiền căn ho và khò khò trên ba lần, trẻ có thể lên cơn hovà khò khè sau khi có những yếu tố khởi phát như: nhiễm siêu vi đường hô hấp,tiếp xúc bụi, khói thuốc lá, chó mèo, vận động..Ở trẻ lớn cơn hen có thể biểu hiệnrõ ràng hơn trẻ hắt hơi chảy nước mũi sau đó ho và khò khe.ø trẻ tự nhận biết khicó cơn hen như cảm giác nặng ngực, khó thở, khò khè. Tuy nhiên có nhiều trẻkhông có cơn hen điển hình mà chỉ biểu hiện duy nhất là ho kéo dài khi đo chứcnăng hô hấp phát hiện hội chứng tắc nghẽn hô hấp có đáp ứng với thuốc d ãn phếquản. Trẻ nên được đến khám tại chuyên khoa hô hấp nhi để điều trị cắt cơn vàđiều trị phòng ngừa thích hợp, các thuốc giảm ho không điều trị được ho kéo dàido hen phế quản.Bệnh trào ngược dạ dày thực quảnTrào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhủ nhi chiếmkhoảng 40-65% ở trẻ khoẻ mạnh, cao nhất ở trẻ 1-4 tháng, tự khỏi sau 12 tháng.Tuy nhiên nếu hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản gây ra các biến chứng thìđược gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, Ho kéo dài có thể là biểu hiện duynhất của trào ngược dạ dày thực quản chiếm khoảng 15%. Ho kéo dài là do trẻ hítdịch từ dạ dày trào lên thực quản vào phổi gây hiện tượng viêm vùng thanh quảnvà phế quản. Ở trẻ nhủ nhi bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể có biểu hiệncơn ngưng thở, nhịp tim chậm, viêm phổi hít tái đi tái lại. Để chẩn đoán xác địnhcần phải đo độ pH trong thực quản 24 giờ, hoặc siêu âm bụng để tìm dấu hiệu tràongược dạ dày thực quản.Điều trị bao gồm nằm đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: