Danh mục

Ho ra máu và phương pháp điều trị bằng kỹ thuật nút động mạch phế quản

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.52 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ thuật nút động mạch phế quản (kỹ thuật gây thuyên tắc động mạch phế quản - "Bronchial Artery Embolization") là một phương pháp điều trị nội mạch được các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn sử dụng để điều trị ho ra máu nặng hoặc ho ra máu nhẹ, trung bình tái phát.Triệu chứng ho ra máu có thể do chảy từ máu từ vùng mũi xoang, hầu, thanh quản, khí quản hoặc từ phổi. Với ho ra máu từ phổi, hơn 90% các trường hợp là do thương tổn các nhánh động mạch phế quản....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ho ra máu và phương pháp điều trị bằng kỹ thuật nút động mạch phế quản Ho ra máu và phương pháp điều trị bằng kỹ thuật nút động mạch phế quản Kỹ thuật nút động mạch phế quản (kỹ thuật gây thuyên tắc động mạch phếquản - Bronchial Artery Embolization) là một phương pháp điều trị nội mạchđược các bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn sử dụng để điều trị ho ra máu nặnghoặc ho ra máu nhẹ, trung bình tái phát. Triệu chứng ho ra máu có thể do chảy từ máu từ vùng mũi xoang, hầu,thanh quản, khí quản hoặc từ phổi. Với ho ra máu từ phổi, hơn 90% các trườnghợp là do thương tổn các nhánh động mạch phế quản. Ngoài động mạch phế quản,trong những trường hợp thương tổn phổi nặng có kèm các nhánh động mạch nốikhác từ động mạch chủ ngực, động mạch chủ bụng, từ động mạch thành ngực -bụng đến cung cấp máu cho sang thương tổn phổi và là nguồn chảy máu quantrọng trong ho ra máu. Các nguyên nhân của thương tổn động mạch phế quản gây ho ra máuthường gặp là giãn phế quản, lao phổi cũ, lao phổi tạo hang, áp xe phổi hoặc sauchấn thương nhu mô phổi, nhiễm nấm phổi. Tại các nước phương Tây, bệnh xơnang phổi là nguyên nhân gây ho ra máu hàng ở người trẻ. Tuy nhiên, bệnh nàyhiếm gặp tại nước ta. I. Chẩn đoán ho ra máu Trước khi thực hiện thủ thuật nút động mạch phế quản, bệnh nhân đượcchụp X quang ngực, MSCT 64 ngực có cản quang, nội soi phế quản nếu cần, đểxác định vị trí máu chảy tại phổi phải hay trái hoặc cả hai. Đặc biệt MSCT 64 cócản quang còn cho thấy hình động mạch phế quản, giúp xác định nhánh độngmạch thương tổn. II. Chuẩn bị thủ thuật Sau khi đã xác định nguồn gốc ho ra máu là từ động mạch phế quản và tìnhtrạng bệnh nhân đủ điều kiện để thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần nhịn ăn vàđược thực hiện một số xét nghiệm tiền phẫu như đo điện tim, xét nghiệm chứcnăng đông và chảy máu, xét nghiệm chức năng thận. III. Thủ thuật nút động mạch phế quản - Thủ thuật nút động mạch phế quản được Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnhchuyên nghành can thiệp thực hiện, còn được gọi là Bác sỹ X quang Can thiệp.Bệnh nhân được đặt nằm dưới màn tăng sáng của “máy chụp mạch máu kỹ thuậtsố xóa nền” trong phòng chụp mạch máu hay còn gọi là Cath lab. - Bác sỹ X quang Can thiệp sẽ luồn một ống thông nhỏ (microcatheter) từvùng đùi lên động mạch chủ rồi luồn chọn lọc vào động mạch phế quản dưới sựhướng dẫn của màn hình tăng sáng. Sau khi bơm thuốc cản quang chụp hình độngmạch phế quản, xác định nhánh động mạch phế quản thương tổn gây ho ra máu.Bác sỹ X quang can thiệp sẽ tiếp luồn một ống thông nhỏ hơn vào lòng ống thôngtrên trực tiếp vào nhánh tổn thương. Sau tiêm chụp hình nhánh động mạch tổnthương để xác định chắc chắn vị trí cần bơm thuốc tắc mạch, các hạt tắc mạch nhỏcó đường kính 0.3mm-0.5mm được bơm vào lòng động mạch để gây nghẽn mạchmáu. Hình chụp động mạch sau khi đã bơm thuốc tắc mạch - Khi kết thúc thủ thuật, các ống thông được rút bỏ ngay, vùng đùi sẽ đượcbăng ép để tránh chảy máu nơi đã luồng ống vào động mạch. - Thời gian của thủ thuật kéodài khỏang từ 60 phút đến 90 phút. Trong suốtthời gian thủ thuật, bệnh nhân không cần phải được gây mê, chỉ cần tiêm khỏang5ml thuốc tê vào tại vùng bẹn. - Bệnh nhân sẽ không có bất kỳ cảm giác đau hay khó chịu nào. Các thôngsố chức năng như nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân được theo dõi liên tục trongsuốt thời gian thủ thuật và 4 giờ đầu sau thủ thuật. IV. Sau thủ thuật - Bệnh nhân có ăn uống trở lại sau thủ thuật 2 giờ. - Sau thủ thuật, bệnh nhân phải nằm yên trên gường và giữ thẳng chân.Bệnh nhân có thể đi đứng và trở về sinh hoạt bình thường sau 18 giờ và được xuấtviện sau 3 ngày. V. Biến chứng - Nút động mạch phế quản là thủ thuật điều trị nội mạch được cho là “xâmlấn tối thiểu”, vì phương pháp này an tòan và ít biến chứng. - Một số bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực sau thủ thuật, triệu chứng nàytự giới hạn và biến mất sau 3 đến 5 ngày, giảm đau nhanh sau dùng thuốc giảmđau. - Một biến chứng nặng nhưng rất hiếm gặp là biến chứng nhồi máu tủysống do một nhánh động mạch nuôi tủy sống có nhánh nối với động mạch phếquản. Bệnh nhân có biểu hiện yếu 2 chân. Triệu chứng này có thể cải thiện dầntrong vòng 4 đến 6 tuần. Ngoài các biến chứng chuyên biệt cho nút động mạch phế quản kể trên,bệnh nhân còn có thể có các biến chứng tại chỗ của phương pháp điều trị nội mạchnhư dị ứng thuốc cản quang, tụ máu vùng đùi, dò động - tĩnh mạch đùi. BS. NGUYỄN PHƯỚC THUYẾT - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Nv ...

Tài liệu được xem nhiều: