Danh mục

Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.93 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích công tác hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn vừa qua, chỉ ra những hạn chế của hoạt động này, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với hoạt động cho hỗ trợ tài chính của Quỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Lê Hải Lâm Ngày nhận: 01/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 11/03/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019 Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là một trong những định hướng của Chính phủ Việt Nam hiện nay. Nhà nước đã và đang áp dụng các công cụ chính sách, công cụ pháp luật và công cụ tài chính nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo đó, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập và hoạt động như một công cụ tài chính nhà nước để thực thi và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, song song đồng hành cùng các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường khác. Qua thời gian dài hình thành và phát triển, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại cần phải hoàn thiện hơn. Bài viết phân tích công tác hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn vừa qua, chỉ ra những hạn chế của hoạt động này, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với hoạt động cho hỗ trợ tài chính của Quỹ. Từ khóa: Cho vay ưu đãi; Bảo vệ môi trường; Quỹ bảo vệ môi trường; Tín dụng nhà nước. 1. Khái quát về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường là do các doanh nghiệp, cá nhân thiếu nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nguồn vốn ưu đãi. Nhằm giải quyết vấn đề này, ngày 26/6/2002 Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 28 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Quỹ) là một tổ chức tài chính nhà nước (quỹ ngoài ngân sách nhà nước) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ là công cụ tài chính của nhà nước để thực thi nhiệm vụ bảo vệ môi trường quốc gia, giải quyết vấn đề cấp vốn đầu tư cho Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ công tác bảo vệ môi trường. Quỹ trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Đến nay, số vốn điều lệ của Quỹ là 1.000 tỷ đồng và được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định. Là một tổ chức tài chính nhà nước, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và phải bảo toàn vốn điều lệ. Nhìn lại kết quả sau gần 17 năm hoạt động đến nay, hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã có những kết quả nhất định, hoàn thành được một số nhiệm vụ, chính sách của nhà nước đề ra. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động cho thấy cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề, dẫn tới hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chưa được sâu, rộng, chuyên nghiệp và đảm bảo tầm cỡ của một Quỹ quốc gia để thực thi được đầy đủ nhiệm vụ bảo vệ môi trường của nhà nước. Hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay của Quỹ được xem như là xương sống trong hoạt động của Quỹ. Mặt khác, hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không chỉ là đòn bẩy quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng vực đầu tư bảo vệ môi trường mà còn đóng vai trò quan trọng đối với việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công tác bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc đưa ra các biện pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động hỗ trợ tài chính, đặc biệt là hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của Quỹ trong giai đoạn tới, không những nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn góp phần tăng vị thế cho Quỹ. 2. Thực trạng hỗ trợ tài chính trong hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam 2.1. Đối tượng và khung pháp lý cho hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ Các dự án Quỹ cho vay đều mang tính cấp bách, tập trung vào một số dự án gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và cần nguồn vốn để xử lý ô nhiễm theo mục tiêu hoạt động của Quỹ. Hàng năm, Quỹ ban hành quy định về tiêu chí lựa chọn dự án cho vay. Ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, dự án đầu tư bảo vệ môi trường được đánh giá một cách tổng thể về các phương diện như năng lực chủ đầu tư vay vốn, năng lực triển khai dự án, tính khả thi về mặt tài chính, môi trường, xã hội của dự án vay vốn, phương án trả nợ, phương án bảo đảm bảo tiền vay.... (Thông tư 03/2017/ TT-BTNMT ngày 21/3/2017). Theo Quyết định số 78/2014/ QĐ-TTg ngày 26/12/2014 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, nguồn vốn của Quỹ bao gồm vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí tài trợ, các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường, lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính, các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức và cá nhân, và các nguồn vốn hợp pháp khác. Hiện nay, nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chủ yếu vẫn là vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp. Lãi suất vay vốn được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ban hành hàng năm theo quy định tại Thông tư 03/2017/ TT-BTNMT ngày 21/3/2017. Theo đó, lãi suất cho vay Biểu đồ 1. Cơ cấu sử dụng vốn tính đến thời điểm 31/12/2018 Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Số 202- Tháng 3. 2019 29 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ phải đảm bảo nhỏ hơn 50% lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước. Hiện nay, theo Thông tư số 76/2015/TT-BTC ngày 19/5/2015, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng VNĐ là 8,55%/ năm. 2.2. Thực trạng hỗ trợ tà ...

Tài liệu được xem nhiều: