Danh mục

Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho các nhà tâm lí, giáo dục và nhân viên công tác xã hội

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.06 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu về mục đích, nội dung và thiết kế của chương trình hỗ trợ tâm lí xã hội và sức khỏe tâm thần tập trung vào trẻ em tại Việt Nam được trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho các nhà tâm lí, giáo dục và nhân viên công tác xã hộiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0030Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2A, pp. 44-51This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HỖ TRỢ TÂM LÍ XÃ HỘI CHO TRẺ SAU THIÊN TAI THẢM HỌA: THIẾT KẾ NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁC NHÀ TÂM LÍ, GIÁO DỤC VÀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI Trần Thành Nam Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu về mục đích, nội dung và thiết kế của chương trình hỗ trợ tâm lí xã hội và sức khỏe tâm thần tập trung vào trẻ em tại Việt Nam được trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai. Mục tiêu của chương trình tập huấn nhằm thúc đây sự an toàn và khả năng hồi phục của cộng đồng thông qua nâng cao năng lực của cán bộ y tế ở nhiều cấp khác nhau trong việc ứng phó với các tác động về tâm lí của tất cả các loại tình huống khẩn cấp hay thảm hoạ, từ đó có thể nâng cao được tỉ lệ sống sót của nạn nhân thảm hoạ. Sau khóa tập huấn, phần lớn học viên đều nắm vững kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ. Hiểu được các triệu chứng của chấn thương và các nguyên tắc tiến hành trị liệu hành vi nhận thức. Học viên cũng thể hiện sự hào hứng và tự tin trong việc vận dụng kiến thức mình được học để tổ chức các khóa tập huấn tương tự. Khuyến nghị để cải thiện hiệu quả của khóa tập huấn được đề xuất tích hợp và phát triển nội dung khóa tập huấn này trở thành một chuyên đề đào tạo sau đại học cho các ngành Tâm lí học lâm sàng; Công tác xã hội và Y tế công cộng. Từ khóa: Hỗ trợ tâm lí xã hội, sức khỏe tâm thần, chấn thương; thảm họa; hiệu quả tập huấn.1. Mở đầu Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giớivà trở thành mối lo ngại toàn cầu trong thế kỉ XXI. Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên taiđang có xu hướng cực đoan hơn cả về tần suất, cường độ và không theo quy luật. Khu vực châuÁ-Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai. Theo số liệu thống kê từ năm1970 đến nay, khu vực này đã xảy ra trên 5.000 vụ thiên tai khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng vàảnh hưởng tới khoảng 6 tỉ người [1]. Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều tác động của thiên tai. Với đường biển kéo dài khoảng3,400 km, Việt Nam là một trong những nước dễ có thiên tai bao gồm lũ lụt, bão, hạn hán, lở đất.Khoảng 71% dân số và 59% vùng đất dễ tổn thương với lũ lụt và bão - là loại thiên tai dẫn đến sốlượng thương vong và thiệt hại kinh tế cao nhất. Trung bình trong 10 năm trở lại đây, hàng nămcó hơn 750 người thiệt mạng và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1,5% GDP mỗi năm. TrongNgày nhận bài: 10/1/2016. Ngày nhận đăng: 27/4/2016.Liên hệ: Trần Thành Nam, e-mail: namtran@vnu.edu.vn44Hỗ trợ tâm lí xã hội cho trẻ sau thiên tai thảm họa: Thiết kế nội dung và đánh giá hiệu quả chương trình...bảy vùng khí hậu của Việt Nam gồm Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, NamTrung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thì hai khu vực: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, gọi chunglà miền Trung thường xuyên phải gánh chịu những tổn thất do thiên tai gây ra nặng nề nhất. Bêncạnh thảm họa tự nhiên, các loại thảm họa khác (sập công trình xây dựng, sập hầm lò, sập cầu, tainạn giao thông, thương vong hàng loạt trong các sự kiện văn hóa thể thao và chính trị, khủng bố,chiến tranh...) cũng gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và kinh tế của cộng đồng bị ảnh hưởng [2]. Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi thảm họa cònchịu tác động về tâm lí xã hội và sức khỏe tâm thần. Những tác động này xuất hiện ngay khi thảmhọa xảy ra, ở nhiều mức độ khác nhau và có thể kéo dài rất lâu khi thảm họa đã kết thúc. Đánh giátỉ lệ người dân có triệu chứng rối loạn tâm lí và sức khỏe tâm thần một tuần sau vụ sập cầu treoChu Va (Lai Châu) cho thấy tỉ lệ có biểu hiện trầm cảm, lo lắng và căng thẳng lần lượt là 46.7%;56.4% và 42.1%. Tỉ lệ có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao nhất ở nhóm 36-45 tuổi.Tương tự, chịu tác động của hạn hán ở Ninh Thuận, tỉ lệ người dân có biểu hiện trầm cảm, lo âu,stress và PTSD là 46.8%, 69.3%, 50.4% và 73.4%. Do vậy, hỗ trợ tâm lí xã hội và sức khỏe tâmthần cho cộng đồng chịu tác động của thảm họa là một nhu cầu thực tế và cần được triển khai [5].2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tổn thương tâm lí ở trẻ trải nghiệm thiên tai, thảm họa và tình huống khẩn cấp Khi thiên tai, thảm họa xảy ra, trẻ em là một trong những đối tượng yếm thế, dễ bị tổnthương v ...

Tài liệu được xem nhiều: