Thông tin tài liệu:
- Không ít bậc phụ huynh đau đầu khi con mình cứ nhìn thấy bạn bè có đồ mới là đố kỵ và nằng nặc đòi mua bằng được. Trong nhiều trường hợp, tính đố kỵ cũng không hoàn toàn là xấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa giải tính đố kỵ của con trẻ Khi thấy bạn có thứ mình không có, trẻ thường hay đố kỵ. (Ảnh minh họa).Hóa giải tính đố kỵcủa con trẻ- Không ít bậc phụ huynh đau đầu khi con mình cứ nhìnthấy bạn bè có đồ mới là đố kỵ và nằng nặc đòi muabằng được.Trong nhiều trường hợp, tính đố kỵ cũng không hoàn toàn làxấu. Đố kỵ giúp trẻ phấn đấu trong học tập, biết tôn trọngngười khác, có ý chí tiến thủ và khuyến khích trẻ sáng tạo.Trẻ sẽ nhận biết được mình thiếu điều gì và phải phấn đấuđể sống tốt hơn.Tuy nhiên, nếu thường xuyên ghen ghét bạn bè mà khôngchịu phấn đấu, trẻ sẽ ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỷ,thậm chí còn coi thường người khác.Vậy làm sao để giúp trẻ loại bỏ những tâm lý đố kỵ tiêu cực? Tính đố kỵ khiến trẻ ngày càng hẹp hòi, ích kỷ. (Ảnh minh họa).1. Giúp trẻ tự tin vào bản thânTrước tiên, cha mẹ cần giúp trẻ nhận ra điểm yếu của bảnthân và khuyến khích trẻ khiêm tốn để học hỏi bạn bè. Giúptrẻ dần hoàn thiện và tự tin vào khả năng của mình, đồngthời khắc phục hành vi hạ thấp người khác để đề cao bảnthân trẻ.2. Không để bé nhìn chằm chằm vào người khácSẽ có những lúc trẻ nhìn chằm chằm vào bạn của mình vàthắc mắc “Tại sao mình lại không giỏi như vậy? hay Tạisao mình lại không xinh như bạn ấy?”.Trong trường hợp đó, cha mẹ cần tinh ý, nhanh chóngchuyển hướng chú ý của trẻ. Nhận thấy điều con đang suynghĩ, hãy giúp con giải tỏa, để con hiểu rằng thay vì đố kỵvới bạn, con hãy cố gắng để được bằng bạn.3. Hướng dẫn trẻ chuyển tính đố kỵ sang lòng ngưỡngmộCha mẹ nên thường xuyên khích lệ trẻ tham gia vào cáchoạt động tập thể, cùng vui đùa, học tập với các bạn cùngtuổi. Hình thành cho trẻ thái độ cạnh tranh lành mạnh như:khâm phục người khác, học hỏi người khác để rồi vượt quahọ, đồng thời nhìn nhận những điểm chưa tốt của ngườikhác để rút kinh nghiệm cho bản thân, tuyệt đối không đượcvui mừng trước thất bại của người khác.Thông thường, nếu vượt qua được tâm lý đố kỵ, trẻ thườngchuyển sang lòng ngưỡng mộ.4. Cha mẹ làm gươngNhiều trẻ học tính đố kỵ từ chính cha mẹ của mình, vì vậynếu muốn giáo dục trẻ xoá bỏ được tính này thì cha mẹ cầnchú ý đến cách ứng xử hàng ngày của mình. Đặc biệt, chamẹ cần mở rộng lòng khoan dung, thông cảm với ngườikhác. Đây là cách tốt nhất để giáo dục trẻ.