Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu thế để áp dụng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nước Anh và xứ Wales đã ban hành Bộ quy tắc tố tụng dân sự 1998 gồm những quy định khuyến khích hòa giải, và đặc biệt là chế tài cho bên nào thiếu thiện chí hòa giải. Bài viết tìm hiểu về nguyên tắc hòa giải nói trên từ quy định đến thực tiễn qua một số án lệ về tranh chấp sở hữu trí tuệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hòa giải tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Vương quốc Anh: Quy định và án lệ
HÒA GIẢI TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI
VƯƠNG QUỐC ANH: QUY ĐỊNH VÀ ÁN LỆ
Nguyễn Lương Sỹ
TÓM TẮT: Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu thế để
áp dụng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nước Anh và xứ Wales đã ban hành Bộ quy tắc
tố tụng dân sự 1998 gồm những quy định khuyến khích hòa giải, và đặc biệt là chế tài
cho bên nào thiếu thiện chí hòa giải. Bài viết tìm hiểu về nguyên tắc hòa giải nói trên
từ quy định đến thực tiễn qua một số án lệ về tranh chấp sở hữu trí tuệ.
Từ khóa: Hòa giải, sở hữu trí tuệ, Vương quốc Anh
1. Vai trò của hòa giải đối với tranh chấp sở hữu trí tuệ
Ngày nay, bên cạnh tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài, hòa giải dần trở thành
một phương thức phổ biến trong giải quyết tranh chấp dân sự. Mặc dù cả trọng tài và
hòa giải đều được xem là nhóm phương thức thay thế tòa án truyền thống, giữa hai
loại hình này có những khác biệt đáng kể. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở vai trò của
người điều hành (trọng tài viên/hòa giải viên). Nếu như trọng tài là mô hình tòa án thu
nhỏ, nơi trọng tài viên có quyền ra phán quyết cuối cùng, thì hòa giải viên được ví
như một “phiên dịch viên” dẫn dắt các bên đạt được tiếng nói đồng thuận.1 Mục tiêu
của hòa giải không phải là xác định người thắng, kẻ thua; mà thay vào đó, tìm kiếm
lợi ích công bằng cho tất cả các bên nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác trên tinh thần
tự nguyện.
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các tranh chấp thường mang những tính chất đặc
thù mà từ đó, hòa giải có thể sẽ là mô hình giải quyết tối ưu cho các bên. Trước hết,
pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn còn khá mới mẻ ở nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Ở đó, đội ngũ thẩm phán chưa có nhiều kiến thức và
kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, quyền
ThS., GV Khoa Luật dân sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: synl@hul.edu.vn
1
Kevin M.Lemley (2004), I’ll Make Him an Offer He Can’t Refuse: Proposed Model for Alternative Dispute Resolution
in Intellectual Property Disputes, Akron Law Review 37(2), 287-328, tr.306.
70
sở hữu trí tuệ thường liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong các lĩnh vực đặc thù như
viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm,…Chính vì vậy, hòa giải, với ưu thế cho
phép các bên lựa chọn hòa giải viên, tạo điều kiện cho vụ việc được điều phối bởi một
chuyên gia pháp lý hoặc kỹ thuật trong cùng lĩnh vực. Với đối tượng mang tính
chuyên môn sâu như sáng chế, hay thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, một chuyên
gia kỹ thuật đôi khi mang lại giải pháp phù hợp nhất cho các bên hơn là một chuyên
gia pháp lý thuần túy.
Tranh chấp sở hữu trí tuệ thường có sự tham gia của nhiều bên và liên quan đến
thẩm quyền tài phán của nhiều quốc gia. Điều này xảy ra phổ biến trong các giao dịch
chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ gồm nhiều hợp đồng li-xăng thứ cấp,
với những điều khoản giải quyết tranh chấp khác nhau. Khi đó, không một tòa án nào,
hay kể cả trọng tài, có thể tự mình đưa ra phán quyết cuối cùng cho toàn bộ vụ việc.
Lúc này, hòa giải cung cấp cho các bên thêm lựa chọn khả thi để giải quyết tranh chấp
theo một quy trình duy nhất, giúp tiết kiệm đáng kể nguồn lực tài chính và thời gian.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều tranh chấp giải quyết theo con đường tố tụng tòa
án sẽ dẫn đến việc phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt giao dịch liên quan đến đối
tượng sở hữu trí tuệ, chủ yếu là hợp đồng li-xăng. 2 Trong khi đó, hệ quả pháp lý này
hoàn toàn có thể đạt được thông qua hòa giải, vừa đảm bảo phù hợp nhu cầu của các
bên, đồng thời vẫn duy trì quan hệ hợp tác. Thậm chí, ở trường hợp khác, tòa án có
thể đưa ra phán quyết hủy bỏ văn bằng bảo hộ, nhiều khả năng gây thiệt hại cho tất cả
các bên liên quan. Chẳng hạn, nếu khi tranh tụng, các bên theo đuổi chiến lược vô
hiệu hóa điều kiện bảo hộ sáng chế như tính mới, trình độ sáng tạo. Hòa giải trao cho
các bên cơ hội đạt được các thỏa thuận cùng có lợi như đồng sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp.
Nguyên tắc bí mật cũng được xem là ưu thế lớn của hòa giải so với nguyên tắc
xét xử công khai của tòa án. Nguyên tắc này là công cụ hữu ích cho các tranh chấp về
2
Cheryl H.Agris and others (2011), The Benefits of Mediation and Arbitration for Dispute Resolution in Intellectual
Property Law, New York Dispute Resolution Lawyer, Vol.4, No.2, tr.61.
71
quyền sở hữu công nghiệp. Mặc dù về lý thuyết, mọi đối tượng sở hữu trí tuệ bảo hộ
thông qua đăng ký đều phải bộc lộ công khai bản mô tả chi tiết. Tuy nhiên trên thực
tế, các chủ sở hữu, nhất là với sáng chế, đều giữ lại một tỷ lệ nhỏ bí quyết (know-
how) – là thứ tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng áp dụng sáng chế. Nếu các
bên muốn bảo mật thông tin này, hòa giải chắc chắn là lựa chọn tối ưu. Hòa giải thậm
chí vẫn giúp các bên tranh chấp tiết kiệm nguồn lực kể cả trong trường hợp không đạt
được đồng thuận cuối cùng. Bởi lẽ, khi tiến hành hòa giải, một trong những phương
pháp mà hòa giải viên thường tiến hành là cung cấp riêng cho các bên bản đánh giá
trung lập về vụ việc.3 Từ đó, đương sự có cái nhìn khách quan về tranh chấp để xác
định và thu hẹp phạm vi khởi kiện nếu quyết định chọn phương thức tố tụng tòa án.
Phương thức hòa giải vẫn đặt ra nhiều lo ngại về quy trình giải quyết, giá trị pháp lý,
hay khả năng thực thi của thỏa thuận. Tuy nhiên, dù phần lớn các quốc gia không bắt
buộc hòa giải đối với tranh chấp sở hữu trí tuệ, đây là giải pháp được khuyến khích
bởi chính cơ quan tài phán. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Tòa Khu vực miền Bắc California sẽ
đưa toàn bộ vụ việc liên quan đến sáng chế vào chương trình giải quyết tranh chấp
bằng phương thức thay thế ADR4; hay Tòa Khu vực miền Đô ...