Danh mục

HOA HIÊN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Mới đây có người cho biết loại cây này còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Xin bác sĩ cho biết có đúng không và nói rõ hơn về công dụng của cây? (Ngô Anh Vũ - Hà Tây) Trả lời: Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái, huyền thảo, lê-lô, lộc thông. Tên khoa học Hemerocallis fulva L. Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae. Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây: 1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái căn (Radix Hemerocallitis) là rễ và thân rễ phơi khô của cây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOA HIÊN HOA HIÊNHỏi: Nhà tôi có trồng cây hoa hiên để lấyhoa nấu canh ăn. Mới đây có người cho biếtloại cây này còn là một vị thuốc chữa đượcnhiều bệnh. Xin bác sĩ cho biết có đúng khôngvà nói rõ hơn về công dụng của cây?(Ngô Anh Vũ - Hà Tây)Trả lời: Còn gọi là hoàng hoa, kim trâm thái,huyền thảo, lê-lô, lộc thông.Tên khoa học Hemerocallis fulva L.Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.Cây hoa hiên có thể cho ta các vị thuốc sau đây:1. Rễ hoa hiên - hoàng hoa thái căn (RadixHemerocallitis) là rễ và thân rễ phơi khô của câyhoa hiên.2.Lá hoa hiên (Folium Hemerocallitis) là lá câyhoa hiên hái tươi mà dùng.Mô tả câyHoa hiên là một loại cỏ sống lâu năm, thân rễ rấtngắn, có rễ mẫm nhưng nhỏ. Lá hình sợi, dài30-50cm, rộng 2,5cm hay hơn, trên mặt cónhiều mạch. Trục mang hoa cao bằng lá, phíatrên phân nhánh, có 6-12 hoa. Hoa to, màu vàngđỏ, có mùi thơm, tràng hoa hình phễu, phía trênxẻ thành 6 phiến. Nhị 6. Bầu có 3 ngăn. Quảhình 3 cạnh. Hạt bóng, màu đen. Ra hoa vàomùa hạ và mùa thu.Phân bố, thu hái và chế biếnHoa hiên mọc hoang và được trồng nhiều nơi ởnước ta để lấy hoa nấu canh. Một số nơi dùng láhay hoa làm thuốc chữa chảy máu cam. Cònmọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Lá háiquanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào cácmùa khác, dùng tươi hay phơi khô, thường dùngtươi.Tác dụng dược lýNăm 1964, Ngô Thế Phương (Bộ môn sinh lý)và Dương Hữu Lợi (Bộ môn dược lý) trườngĐại học Y khoa Hà Nội đã dựa vào kinh nghiệmnhân dân, nghiên cứu cơ chế tác dụng của hoahiên trên súc vật thì thấy:- Dùng nước sắc hoa hiên thời gian Quick giảmrõ rệt, nghĩa là tăng tỷ lệ protrombin toàn phần.- Cũng như vitamin K, nước sắc hoa hiên có tácdụng chống lại tác dụng của dicumarin.- Tiểu cầu tăng, hồng cầu tăng, nhưng số lượngbạch cầu và công thức bạch cầu không thay đổi.- Tăng trương lực của tử cung và thành ruột côlập.- Tác dụng ngoại vi rõ rệt hơn là tác dụng trungương.Công dụng và liều dùngHoa hiên mới thấy được dùng trong phạm vinhân dân.Theo Đông y, hoa hiên vị ngọt, tính mát, có tácdụng chữa vàng da do rượu, tiểu tiện ra sỏi, sạn,vú sưng đau, chảy máu cam.Thường dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữasốt, thủy thũng, thân thể bị vàng, tiểu tiện khókhăn, vú sưng đau, l ỵ, chảy máu cam, sưng đaukhớp xương, nôn ra máu.Liều dùng hàng ngày là 6-12g dưới dạng thuốcsắc hay ép tươi lấy nước uống. Dùng ngoài, lấycủ tươi giã nát đắp lên nơi sưng đau.Gần đây tại Trung Quốc, có nơi dùng rễ hoahiên điều trị có kết quả rõ rệt bệnh huyết hấptrùng (sán máu, sán máng - schistosomiase),nhưng với liều cao có thể gây mờ mắt.Đơn thuốc có hoa hiên dùng trong nhân dânChữa chảy máu cam: Lá hoa hiên 15-20g, nấuvới 300ml nước, cô còn 200ml, chia 2 lần uốngtrong ngày.Chú ýTại Trung Quốc, ngoài rễ cây hoa hiênHemerocallis fulva ra, người ta còn dùng rễ củanhiều loài Hemerocallis khác như Hemerocallisthunbergii Baker, Hemerocallis citrina Baroni,H. minor Mill. Ở nước ta, tên khoa học chưađược xác định chắc chắn, theo kinh nghiệm loạihoa vàng có tác dụng mạnh hơn loại hoa đỏ.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: