Danh mục

Hỏa Khí

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.86 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

A.- ĐẠI CƯƠNG - Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Thái cực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏa khí.- Theo A. Reinberg, trong "La Nouvelle Presse Médicale" tập 2, số 5, ngày 3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyết mạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứng của Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏa khí có liên hệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hỏa Khí Hỏa Khí A.- ĐẠI CƯƠNG - Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Tháicực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏakhí. - Theo A. Reinberg, trong La Nouvelle Presse Médicale tập 2, số 5, ngày3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyếtmạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứngcủa Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏa khí có liên hệ với nhau. - Tạp chí Y học Liên Xô Kochmicheskaia Biologia I Meditsima số 1,năm 1972 ghi : Trong ngày đêm, trên máy ghi biểu đồ tiếng Tim, tính động lựccủa mạch và phương diện chu kỳ biên độ đạt mức tối đa giữa khoảng 11-13g (giờNgọ, giữa trưa, cao điểm của Thái dương, đồng thời là giờ vượng của Tâm kinh),do đó, buổi trưa và Hỏa khí có liên hệ với nhau. B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỎA KHÍ a) Về cơ thể 1. Lưỡi và vị giác - Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Tâm khaikhiếu ở lưỡi. - Lưỡi thường thường có sắc đỏ, biểu hiện Hỏa khí 1 cách rõ rệt. - Lưỡi lở, dộp, nứt nẻ, viêm (sưng)... là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Tùy theo màu sắc của lưỡi, có thể suy ra tình trạng vượng suy ngũ hànhcủa Tâm. - Lưỡi hồng nhạt là dấu hiệu Hỏa của Tâm suy. - Lưỡi xanh tối là dấu hiệu Mộc của Tâm suy. - Lưỡi vàng tối là dấu hiệu Thổ của Tâm suy. - Lưỡi đen bẩn là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Miệng có vị đắng (lưỡi đắng) là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Miệng có vị chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng. 2. Mồ hôi - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : Mồ hôi là dịch của Tâm. - Khi trời nóng, lúc bị sốt, thường thấy có hiện tượng xuất mồ hôi, do đó,Hỏa khí và mồ hôi có liên hệ với nhau. Mồ hôi là Thủy dịch dùng để chế ngự Hỏakhí. - Sốt mà có mồ hôi là dùng hiệu tốt : Thủy khí còn vững mạnh để chống lạivới nhiệt tà. - Sốt mà không có mồ hôi là dấu hiệu nhiệt tà mạnh hơn chính khí. - Khi bị cảm, sốt nóng, không ra được mồ hôi, người ta dùng nồi xông chođổ mồ hôi để ức chế nhiệt tà, người ta sẽ bớt sốt. - Không nóng sốt mà xuất mồ hôi (Mồ hôi lạnh hay gặp ở những ngườithần kinh suy nhược) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy. - Tự ra mồ hôi (tự hãn) hoặc ra mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm, đạo hãn) làdấu hiệu Thủy của Tâm suy. 3. Chủ thần minh - Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : Tâm tàng thần. - Thiên ? Thiên Niên? (LKhu 54) ghi : Còn Thần thì sống, mất thần thìchết, tuần hoàn còn thì sống, tuần hoàn ngưng thì chết, do đó Tâm và thần có liênhệ với nhau. - Với người bệnh : người có thần, biểu hiện bằng nét mặt tươi sáng, ánh mắtnhanh nhẹn, nói cười đứng đắn, ý tưởng phân minh thì bệnh có chiều hướng tốt, dễđiều trị. Ngược lại, gọi là hiện tượng mất (thất) thần, dấu hiệu của bệnh trầmtrọng, nguy hiểm. - Tinh thần căng thẳng, thần trí bị xúc động sinh ra hoạt náo, nóng nẩy, hằnhọc, lăn lộn, mất ngủ, nằm ngồi không yên, kích động, phá phách mọi ngườichung quanh (điên cuồng). - Tâm trí suy nhược, Thần không có chỗ dựa, người bệnh sinh ra ngớ ngẩn,hay quên, lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thất thường. - Vẫn bác sĩ tại Massachusetts, sau khi nghiên cứu 1.000 người cho thấy; sựcăng thẳng tinh thần có thể gây đau tim. Khi thí nghiệm, những người này đượcgặp những tình trạng nhân tạo tương tự các trường hợp gây sự căng thẳng tinhthần trong đời sống hằng ngày của họ. Điều đáng chú ý là những người này trôngcó vẻ khỏe mạnh và điềm Tỉnh trong suốt thời gian trắc nghiệm. Nhưng sau đó sựcăng thẳng tinh thần đã gây ra 1 số tai nạn trong tim và huyết quản của họ. Một sốngười tim bắt đầu bơm mạnh hơn và với một số người khác thì tim lại bơm máu íthơn. Ở một số người, huyết quản nở ra, số khác lại co vào làm tăng huyết áp.Trường hợp nặng hơn, áp huyết lên cao và Tim bơm thêm máu vào nhưng huyếtquản lại co lại và trở thành nhỏ hẹp hơn giới hạn sự lưu thông của máu làm timphải làm việc rất mệt để đẩy máu vào động mạch. 4. Phát nhiệt -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Phương Namsinh nhiệt. - Viêm nhiệt là dấu hiệu Hỏa vượng. - Tùy theo vùng và vị trí phát nhiệt, có thể suy ra dấu hiệu Hỏa vượng. + Phát nhiệt ở vùng Tâm là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. - Sờ đầu mặt, trán, ngực thấy nóng là dấu hiệu Hỏa ở Biểu của Tâm vượng. - Nóng trong đầu, cảm thấy nóng trong ngực... như dấu hiệu Hỏa ở lý củaTâm vượng. + Phát nhiệt ở vùng Thận (lưng nóng, lòng bàn chân nóng...) là dấu hiệuHỏa của Thận vượng. + Phát nhiệt ở vùng Can (Mắt sưng đỏ, đau...) là dấu hiệu Hỏa của Canvượng. + Phát nhiệt ở vùng Tỳ (Miệng lở, môi nứt...) là dấu hiệu Hỏa của Tỳvượng. 5. Tâm chủ huyết -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Ở thể của Tâmlà mạch. - Xung huyết liên hệ mật thiết với sự phát nhiệt, do đó, huyết mạch và hỏakhí có liên hệ với nhau. - Xung huyết, xuất huyết là dấu hiệu Hỏa khí vượng. - Tùy vùng xung huyết hoặc xuất huyết, có thể biết được tình trạng Hỏa khíở vùng nào gia tăng. + Xuất huyết não, đau bưng cả đầu là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng. + Xuất huyết đáy mắt là dấu hiệu Hỏa của Can vượng. + Xuất huyết bao tử là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng. + Xuất huyết Phổi là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. + Xuất huyết đường tiểu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng. 6. Sự vui mừng -Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : Ở chí của Tâmlà vui mừng (Hỷ). - Khi người ta gặp điều gì vui mừng, Hỏa khí bùng lên, da mặt đỏ, hồng,mạch nhảy nhanh hơn, Tim đập mạnh hơn... do đó, sự vui mừng và Hỏa khí cóliên hệ với nhau. - Sự vui mừng do ngo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: