Danh mục

HỌA SĨ NGÔ XUÂN BÍNH

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.18 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cụm từ “võ vẽ” thường dùng để chỉ sự khiêm tốn hoặc mức độ hiểu biết (biết võ vẽ tý chút...) còn với Ngô Xuân Bính thì hai từ đó vô tình lại là cái nghiệp mà anh sẽ theo đuổi suốt đời. Để khám phá? để khẳng định mình? để giúp người, giúp mình nâng cao chất lượng sống? Cho đến nay tất cả đều đúng. Đường anh đi rộng mở trước mặt. Thênh thang. Sáng sủa. Các cụ thường bảo: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nhưng với trường hợp của anh thì không hoàn toàn như NGÔ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỌA SĨ NGÔ XUÂN BÍNH HỌA SĨ NGÔ XUÂN BÍNH Cụm từ “võ vẽ” thường dùng để chỉ sự khiêm tốn hoặc mức độ hiểu biết (biết võ vẽ tý chút...) còn với Ngô Xuân Bính thì hai từ đó vô tình lại là cái nghiệp mà anh sẽ theo đuổi suốt đời. Để khám phá? để khẳng định mình? để giúp người, giúp mình nâng cao chất lượng sống? Cho đến nay tất cả đều đúng. Đường anh đi rộng mở trước mặt. Thênh thang. Sáng sủa. Các cụ thường bảo: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Nhưng với trường hợp của anh thì không hoàn toàn như vậy. Nhiều người bảo, anh hành cả NGÔ XUÂN BÍNH - chụm bốn “nghệ” mà nghệ nào cũng đưa anh đầu - sơn dầu tới sự thành công nhất định: Họa sĩ (anh vẽ nhiều tranh sơn dầu và đã triển lãm 3 lần ở Minxcơ, 3 triển lãm cá nhân ở Matxcơva, 2 triển lãm cá nhân ở Việt Nam); võ sĩ (anh được mời sang dạy võ tại Nga); bác sĩ (anh chữa bệnh theo phương pháp bấm huyệt trong y học cổ của phương Đông và Việt Nam, đặc biệt là các bệnh về gân cốt gặp trong luyện tập võ thuật, chấn thương xương khớp); và thi sĩ (đã xuất bản 3 tập thơ tại Việt Nam, một số bài được các nhà thơ, nhà văn Matxcơva dịch ra tiếng Nga). *** Những bức vẽ của Ngô Xuân Bính là sự đồng nhất với khí chất và tâm hồn anh. Màu sắc anh đa phần thiên về các hòa sắc ấm nóng, rực rỡ và mạnh. Đường nét như được bung ra từ một năng lực dư thừa. Trong một cuộc sống phồn vinh trên đất bạn, anh vẫn luôn nhớ về “chùm khế ngọt” nơi làng quê nghèo với những mái tranh xiêu vẹo, lụp xụp, những ngôi chùa, những ngôi nhà cổ, đặc biệt là những khóm chuối thân thiết. Sự cảm hoài quá khứ chỉ được giải tỏa trên những tấm toan và trong những câu thơ “Tôi lớn lên ở một miền đất nghèo! / Mưa bão, gió Lào ắp đầy trong trí nhớ. “ Và “Tôi thấy bão trong giấc ngủ về đêm / Tôi thấy bão chập chờn giữa giấc ngủ trưa hè”... Ngô Xuân Bính đã triển lãm mấy lần ở Matxcơva. Rất tiếc chúng ta không được xem trực tiếp các tác phẩm này. Xin được trích một số đánh giá khách quan của các nghệ sĩ Nga khi xem tranh của anh: Tranh của ông giống như những điệu nhảy cảm xúc với tiết tấu mạnh... bất thường. Màu sắc trong các tác phẩm sống động theo quy luật riêng... Cảm nhận, họa sĩ là người rất mạnh mẽ, mỗi tác phẩm là một hành động (Họa sĩ lão thành Môixây Phâygin - sinh năm 1904). Nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Nicolai Baxkov đã viết: “Giáo sư Bính làm điều tưởng như không thể - thể hiện rất đạt tình yêu trên toan vẽ. Những tác phẩm tuyệt vời này đồng thời toát lên ánh sáng ấm áp và năng lượng mạnh mẽ... Sự kết hợp hài hòa một cách không tưởng của màu sắc trong từng tác phẩm được đắp đầy năng lượng và sức lực”. Philip Perkhov - Giám đốc nghệ thuật Design Studio đã viết “Một cảm giác hạnh phúc vô bờ từ các tác phẩm của Ngô Xuân Bính. Họa sĩ đã mở ra cho chúng ta một thế giới tuyệt vời khó có thể giải thích mà chỉ riêng họa sĩ đồng hòa giao cảm. Cùng với ông chúng ta nhận thấy cây cỏ xuất thần - những người tình hồn nhiên viên mãn. Sinh linh tồn tại sống động của đêm. Sáng tác của họa sĩ Ngô Xuân Bính là một trường hợp hiếm hoi đặc biệt, khi sự thông thái phương Đông hàng nghìn năm cộng với truyền thống hội họa hiện đại quyện kết vào nhau “. Trước mắt tôi là hai tập sách in ở Nga (2005 và 2008) giới thiệu các tác phẩm của anh do em gái (chị Ngô Xuân Hương) và em rể (nhạc sĩ Đào Đăng Hoàn) cho xem. Sống giữa những thành phố lớn ở Nga và Bêlarut nhưng trong tranh anh lại không hề thấy bóng dáng những phố phường rộng lớn, những lâu đài, cung điện tráng lệ ở đây mà chỉ thấy những ngôi nhà như đang ngủ yên trong ngõ nhỏ, những Ngõ vào chùa vàng, Vườn nhà, Góc phố nhỏ, Vườn chiều, Làng quê mẹ.. của thôn dã Việt Nam. ở một số bức vẽ, tôi có cảm tưởng Ngô Xuân Bính không vẽ theo trực họa mà vẽ lại những hình ảnh được khơi dậy từ trong sâu thẳm của ký ức. Anh không diễn tả cái hiện thực dễ đổi thay hàng ngày mà diễn tả cái hiện thực đã lắng đọng định hình bao năm trong tiềm thức. Ai cũng nghĩ người luyện võ luôn thường trực một chất thép cứng cỏi để không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Nhưng qua những bức vẽ của Ngô Xuân Bính thấp thoáng hiện lên những đường nét oằn oại, phập phồng của tâm trạng người cầm bút đang mềm lòng khi hình ảnh làng quê nghèo hiện lên trong trí nhớ. Thật đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết : “Quê hương, nếu ai không nhớ / Sẽ không lớn nổi thành người”. *** Ngô Xuân Bính đã vừa thành công, vừa thành danh ở nước ngoài khi chúng tôi được biết: năm 2006 trong Liên hoan Nghệ thuật tổng hợp quốc tế lần thứ 7 tại Matxcơva, anh đã đạt giải ARTIADA - Giải xuất sắc của Triển lãm Nghệ thuật này. Năm 2008 tại Triển lãm quốc tế lần thứ 2 tại Nga, tổ chức ở Matxcơva, có 25 quốc gia tham dự với 1000 họa sĩ thuộc các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức, ý, Nhật, Tây Ban Nha, Trung Quốc... sáng tác với chủ đề “Truyền thống trong hiện đại”. Anh đã đạt giải xuất sắc và được bình chọn là một trong 10 hiện tượng hội họa trong tháng. Mới vừa trọn 50 tuổi đời, một nửa nữa còn ở phía trước. Chúng ta chờ xem người con xứ Nghệ sẽ còn gặt hái được gì trong làng “nghệ” ở xứ mình và xứ người trong các năm kế tiếp. Trần Tuy 8-2008 ...

Tài liệu được xem nhiều: