Danh mục

Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.01 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Ðó là một cách nghĩ văn chương. Những giới hạn về tuổi - tính theo thời gian, về tri thức và đời sống xã hội kết hợp lại thành một tấm phông nền, trên đó người nghệ sĩ bộc lộ mình. Bài viết này thể hiện một cách nhìn về tinh thần sáng tạo của lớp hoạ sĩ dưới tuổi 35 hôm nay ở Hà Nội: họ đem lại hi vọng gì cho nghệ thuật dân tộc trong thiên niên kỉ thứ ba? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại Hoạ sĩ trẻ: Từ một góc nhìn mỹ thuật đương đại Ðào Mai Trang Nghệ thuật và người làm nghệ thuật không có tuổi. Ðó là một cách nghĩ văn chương. Những giới hạn về tuổi - tính theo thời gian, về tri thức và đời sống xã hội kết hợp lại thành một tấm phông nền, trên đó người nghệ sĩ bộc lộ mình. Bài viết này thể hiện một cách nhìn về tinh thần sáng tạo của lớp hoạ sĩ dưới tuổi 35 hôm nay ở Hà Nội: họ đem lại hi vọng gì cho nghệ thuật dân tộc trong thiên niên kỉ thứ ba? 1. Khái niệm hoạ sĩ chuyên nghiệp ở VN được bắt đầu từ tấm bằng tốt nghiệp Ðại học Mỹ thuật. Trong trường, hội hoạ hiện thực và hiện thực Xã hội chủ nghĩa là bài học quan trọng nhất của sinh viên. Bộ môn chiếm nhiều thời gian nhất là hình hoạ, kéo dài suốt cả 5 năm đại học. Bên cạnh đó, để đào tạo một cách toàn diện một công dân-nghệ sĩ và một cán bộ mỹ thuật cho nhà nước, trường còn có các môn học khác như kẻ vẽ pano, áp-phích, trang trí… Lượng kiến thức về lịch sử mỹ thuật thế giới không nhiều, lí thuyết về mỗi một chủ nghĩa, trào lưu, trường phái chỉ dừng lại ở khái niệm cơ bản và sơ đẳng nhất. Thư viện nhà trường có không ít sách tham khảo mỹ thuật thế giới nhưng sinh viên không giỏi ngoại ngữ đủ để đọc rồi thẩm thấu kiến thức. Loại sách công cụ này hiện cũng chưa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản một cách hệ thống. Chúng ta học phương pháp sáng tác hội hoạ từ phương Tây nhưng lại học không bài bản ngay từ trong nhà trường. Trong khi đó, mỹ thuật VN lại chưa có giáo trình cụ thể và hệ thống, vẫn chỉ dừng lại là những kiến thức chung chung về mỹ thuật truyền thống. Sinh viên biết về mỹ thuật truyền thống từ góc độ lịch sử chứ không phải từ góc độ chuyên môn. Trường Mỹ thuật Ðông Dương vốn do người Pháp thành lập. Họ lập ra giáo trình để ép buộc sinh viên một tư tưởng và phương pháp sáng tạo nhất định của mỹ thuật Pháp và phương Tây. Nhưng tài năng và tinh thần dân tộc của sinh viên VN lúc đó đã chuyển hoá tình thế ép buộc ấy thành sự chiếm lĩnh một tư tưởng nghệ thuật mới để tạo dựng nên một nền nghệ thuật mới mang tinh thần dân tộc. Vấn đề này cần được coi là cốt lõi trong giáo trình đào tạo sinh viên mỹ thuật thông qua một hệ thống giáo trình đi từ lịch sử mỹ thuật VN truyền thống tới hiện đại và tới từng tác giả tiêu biểu cho từng khuynh hướng sáng tạo cũng như chất liệu. Ta học ta để hiểu ta và hiểu thế giới. Còn với cách đào tạo trong trường Mỹ thuật như hiện nay, sinh viên vẫn tiếp tục nhìn nghệ thuật từ bên ngoài mình. Sau khi lựa chọn chuyên ngành dựa theo chất liệu, sinh viên vẫn tiếp tục hình thức học không toàn vẹn, theo kiểu đã nói trên, không được đi đến tận cùng những tìm hiểu và thử nghiệm với chất liệu, đơn giản vì nhà trường không thể chi phí đủ cho sinh viên, tất nhiên là sinh viên thì càng không thể tự chi phí cho mình. Tố chất nghệ sĩ thì không thể đào tạo, nó là trời cho mỗi người. Nhưng thầy dạy là người có thể nhìn ra tố chất của sinh viên, khơi gợi tiềm năng ấy giúp họ và chỉ cho họ con đường đúng đắn tới thành công. Ðó là điều mà chắc hẳn sinh viên nào cũng cần từ người thầy và nhà trường. Trong tố chất nghệ thuật của sinh viên, hẳn cũng tồn tại thiên hướng tương hợp với từng trường phái nghệ thuật, khuynh hướng vẽ tranh mà không phải tự sinh viên nào cũng sớm nhận ra. Họ cũng cần được người thầy chỉ dẫn. Song phương pháp đào tạo toàn diện tồn tại từ sau Cách mạng Tháng Tám của nhà trường khiến sinh viên học nhiều mà chẳng được bao nhiêu ; sau 5 năm đèn sách, ra trường, vẫn mải miết nhìn nhau và tự hỏi không biết mình sẽ vẽ gì trước dòng chảy hối hả của đời sống xã hội, trước những biến động lớn nhỏ trong thế giới nghệ thuật nói riêng. Trong phần Ðời sống hoạ sĩ trẻ (sách Hoạ sĩ trẻ Việt Nam - Lương Xuân Ðoàn và Phan Cẩm Thượng, NXB Mỹ thuật, 1996), có đoạn viết: 'Hoạ sĩ trẻ học ở trường và tự học qua tìm hiểu các luận thuyết về tâm linh và bản thể. Ngoài triết học duy vật, họ tìm đọc Kant, Freud, đặc biệt là Phật giáo và Kinh dịch - Khổng Tử. Tuy nhiên, có thể nói không một ai có học hành hệ thống. Ðại bộ phận không được đi du học ở nước ngoài. Lịch sử nghệ thuật chỉ được biết đến sơ sơ ở VN. Do đó, xảy ra tình trạng ai có quyển sách nào thì chịu ảnh hưởng của quyển sách đó'. Sau 5 năm kể từ khi cuốn sách xuất bản, có nhiều hoạ sĩ trẻ của thời đó đã đi qua ngưỡng trẻ đồng thời nhiều gương mặt mới đang bổ sung cho lớp hoạ sĩ này ; nhưng nhận xét trên, không may thay, vẫn còn sức nặng ám ảnh bởi sự chính xác của nó. 2. Chế độ bao cấp được xoá bỏ. Sau tốt nghiệp, hoạ sĩ không còn phải chịu sự phân công công tác của tổ chức nữa. Họ bắt đầu lựa chọn: làm họa sĩ tự do hay làm viên chức đồng thời tranh thủ sáng tác khi còn thời gian riêng. Trong trào lưu chuyên nghiệp hoá vẫn được báo chí và giới chuyên môn nhắc tới hàng ngày, các hoạ sĩ trẻ ít nhiều bối rối khi phải quyết định cuộc sống của mình, con đường sáng tạo của mình. Tuy nhiên, có thể nói, hầu như hoạ sĩ nào cũng ít nhiều mong được người đời b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: