Họa sĩ Việt Nam trên hành trình đi tìm cái mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Họa sĩ Việt Nam trên hành trình đi tìm cái mới Họa sĩ Việt Nam trên hành trình đi tìm cái mới (*) Nguyên Hưng Trong làng mỹ thuật Việt Nam, lâu nay, vấn đề đổi mới rất hay được đề cập. Tuy nhiên, đổi mới như thế nào trên bình diện ý thức vẫn là bất cập. Thực tế cho thấy, đổi mới thực sự chỉ có trong bối cảnh, còn ở tư duy vẫn chưa rõ nét một sự tự thích ứng. Các nghệ sĩ đang tỏ ra bối rối trước sự lỏng hóa những ước thác cũ từ hoàn cảnh lịch sử - xã hội một thời đã qua phải dựa trên kỷ luật làm nền tảng thống nhất các quan hệ tinh thần và vật chất. Sự bối rối đã dẫn đến những lựa chọn chệch choạc, ngộ nhận... Một số họa sĩ đã bám vào chiếc phao có tên gọi hiện đại - thực tế là những gì đang phổ biến ở phương Tây - và chơi vơi trước nguy cơ lọt thỏm vào một thứ chủ nghĩa thế giới không đáy nào đó hoàn toàn vong bản, đánh mất chính mình để sự hiện diện trong nghệ thuật chỉ còn là hình thức thuần túy với các cảm thức mơ hồ. Một số họa sĩ khác lại lùi vào các vườn an cư truyền thống tìm kiếm một mảnh đất, tồn tại bằng sự trưng bày các môtíp dân gian hoặc hình ảnh thực tế hàng ngày được cách điệu - Và, cũng đang lúng túng trước nguy cơ bị chìm khuất trong một thứ chủ nghĩa dân tộc mơ màng đầy dáng vẻ hoài niệm. Một số họa sĩ khác khôn ngoan hơn, thích nghi nhanh với thị trường tranh mà người mua là đa số khách du lịch đi tìm của lạ từ một nền văn hóa lạ lẫm - đã làm một cuộc hòa trộn, thể hiện các hình ảnh biểu trưng của văn hóa nông nghiệp, văn minh lúa nước và đời sống tâm linh Việt Nam trong những hình thức rất đỗi phương Tây có vẻ mới mẻ - Và, thực tế là đang bồng bềnh trong một thứ chủ nghĩa chiết trung hoàn toàn vu vơ. Điều đáng lưu ý là sự lựa chọn của thị trường tranh có gốc gác phương Tây đã ra sức cổ vũ, biểu dương cho các hành trình lang thang vô định với các hoang tưởng về tự do này. Bối cảnh đổi mới thừa nhận các tự do cá nhân là cơ may lớn cho các tài năng bột phát. Nhưng một điều không thể không lưu tâm là: tự do, ngoài ý nghĩa quyền hạn (ngoại tại) của cá nhân còn thực sự là một thách thức đối với mỗi cá nhân về mặt bản thể. Sự thả rộng bản năng nhân danh tự do chỉ có thể làm hủy hoại tự do. Với con người tự do tính bao giờ cũng đồng nghĩa với nhân tính: Tự do không thể là tự do vô trách nhiệm mà là tự do sáng tạo nhân cách của mình. Không ai vượt thoát khỏi qui luật trọng trường. Vượt qua có nghĩa là gãy đổ, là vong thân Điều đó có nghĩa, sự sáng tạo nhân cách thực sự, sự sáng tạo nghệ thuật thực sự tất yếu không thể tách rời hiện thực cuộc sống, không thể tách rời bản thổ văn hóa là nguồn sống, là mảnh đất dung dưỡng của mình. Là nghệ sĩ, ai cũng cho rằng sáng tác là lột tả chính mình. Nhưng mình là gì trong tương quan xã hội, tương quan nhân loại nói chung thì nhiều khi lại rất đỗi mơ hồ. Nhiều người bị mắc kẹt trong cái tôi khái niệm biệt lập. Xem hành vi sáng tạo là tự do mà quên rằng, tự do có điều kiện của nó - tự do luôn được giới hạn bởi các qui luật của tự nhiên và dừng lại trước tự do của người khác. Tự do tính là nhân tính trong sự cân bằng, hòa hợp. Phải dài dòng như vậy là bởi thực tế sự đổi mới, tự do đang là thách thức với bản lĩnh nhân văn nơi mỗi người nghệ sĩ. Khi ý thức chưa thật chín đầy, khi tâm thức chưa thật thuần hậu thì tri thức sẽ là một mê cung và lý trí sẽ đầy tính tráo trở. Nền mỹ thuật Việt Nam đang truy tầm cái mới, mong muốn đổi mới nhưng tất cả sẽ là con số không, con số âm khi mà mỗi nghệ sĩ vẫn còn chưa có được sự dũng cảm cũng như sự tỉnh táo, bao dung đối diện với sự thật cuộc sống trước mắt mình, trong lòng mình. Chủ nghĩa hiện thực vẫn là căn để của nghệ thuật - nói chung - cho dù trong tầm nhìn đương đại, hiện thực trong nghệ thuật không đồng nhất với phương pháp tả thực hay siêu tả thực. Nó có thể là tượng trưng, ẩn dụ hay trừu tượng v.v... Vấn đề chỉ khác nhau ở phương thức tư duy. Đổi mới trong nghệ thuật chỉ đến sự vô nghĩa khi chỉ chạy theo cái đang được cho là mới. Thủ pháp, phong cách nghệ thuật vốn hệ tại trong tư duy. Đổi mới trong nghệ thuật không gì khác hơn là nâng cao tầm nhìn và kích độ trái tim của người nghệ sĩ - có thể nói một cách hình tượng là phải tự biến mình trở thành một tấm gương lớn, trong veo có khả năng phản chiếu chân thực, và một cách tự giác, thường trực tự hướng mình ra ánh sáng mặt trời. Cái mới là sự thật còn lơ mơ trong lý trí được sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ soi tỏ, cái mới là sự thật tưởng chừng đã sáng tỏ trong lý trí được sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ phát hiện ra những ý nghĩa mới ở một cấp độ mới sâu sắc hơn và nhân bản hơn. Không vậy, cái mới, sự độc đáo chỉ có thể là lập dị, lòe đời trong một chốc phù du. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
làng mỹ thuật phê bình nghệ thuật trường phái nghệ thuật kiến thức mỹ thuật danh họa nổi tiếng mỹ thuật việt nam mỹ thuật truyền thôngTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra chi ngân sách nhà nước cấp xã của Thanh tra huyện Sapa
104 trang 0 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Tăng cường công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam
108 trang 0 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn kiến trúc phố cổ Đồng Văn tỉnh Hà Giang
137 trang 1 0 0 -
Vai trò của dấu ấn sinh học trong nhồi máu não
11 trang 3 0 0 -
BÀI TẬP ÔN LUYỆN VẬT LÍ 12 PHẦN GIAO THOA VÀ HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN
3 trang 0 0 0 -
7 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc các khu resort ven biển Đà Nẵng
112 trang 0 0 0 -
114 trang 0 0 0
-
121 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Chất hài trong kiến trúc của Renzo Piano
124 trang 1 0 0