Kia là cơ quan cấp huyện, đâu chừng ba chục người, tính luôn hai anh bảo vệ và hai chị lao công. Huyện nông thôn nhưng cơ quan kia chẳng thiếu thứ thiết bị tân kỳ nào từ cách bài trí văn phòng đến chỗ vui chơi giải trí; nơi nào cũng tinh tươm, sang trọng. Nông thôn đang bị đô thị hóa từ đất đai đến bộ óc con người, nhứt là ba mươi người của cơ quan kia. Lãnh vực hoạt động của cơ quan dính dáng một chút văn hóa, một chút giáo dục, một chút kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hóa trang Hóa trang Kia là cơ quan cấp huyện, đâu chừng ba chục người, tính luôn hai anh bảovệ và hai chị lao công. Huyện nông thôn nhưng cơ quan kia chẳng thiếu thứ thiết bịtân kỳ nào từ cách bài trí văn phòng đến chỗ vui chơi giải trí; nơi nào cũng tinhtươm, sang trọng. Nông thôn đang bị đô thị hóa từ đất đai đến bộ óc con người,nhứt là ba mươi người của cơ quan kia.Lãnh vực hoạt động của cơ quan dính dáng một chút văn hóa, một chút giáo dục,một chút kinh tế, một chút... nên có thể coi người trong cơ quan thuộc thành phầntrí thức, kể cả anh bảo vệ và chị lao công. Xin phép đóng ngoặc kép cụm từ “thànhphần trí thức” mới diễn tả hết ý được.Ba mươi người ở cơ quan đó đã, đang và sẽ chơi trò hóa trang với nhau cho đếnchết. Tức là thế này, đơn cử một anh chàng mặt mày sáng sủa, tỏ ra lanh lưa,chuyện gì cũng biết nhưng hễ giao việc là thấy cái dốt “đến khó hiểu” tòi ra. Mộtchị chàng luôn tỏ ra tội nghiệp để người ta thương nhưng hễ bạn quay lưng, chịchửi ngay một câu: “Cái thằng dóc phách” hoặc “Con mẹ điếm đàng”. Đó, chơi tròhóa trang là vậy. Chơi say mê, chơi bền bỉ, chưa ai bỏ cuộc.Cuộc chơi nào chẳng có người vô địch? Và người vô địch ở cơ quan đó (khôngtính cơ quan khác) là Hĩnh. Tên đầy đủ là Đào Hĩnh. Chắc chắn không phải “hĩnh”trong từ “hợm hĩnh” đâu, xin bạn đọc hiểu cho. Chàng Hĩnh, anh Hĩnh, cậu Hĩnh,thằng Hĩnh, ông Hĩnh... đó là cách gọi theo tuổi tác và độ thân sơ của phía ngườigọi chứ không phải phía người bị gọi.Người kể chuyện viết đến đây khá yên tâm, rằng cơ quan thì không có tên, còn tênngười là Hĩnh khó có thể trùng, tránh được phần nào cái gọi là “văn chương ámchỉ” mà các nhà phê bình đang bỉ thử, chê trách. Mặc dù cũng sợ lắm kiểu quychụp “nó viết đây ám chỉ ông A, bà B chứ ai”, nhưng người kể vẫn không kìmđược ý muốn tả Đào Hĩnh vài dòng. Tả chung chung thôi, để không bị giống mộtai. Phom người Hĩnh cao nhưng không sang. Khuôn mặt bì bì nhưng không oaitheo kiểu mặt người làm quan. Bước đi nhẹ, chậm chạp như người thiếu tố chấtadrenalin trong máu. Giọng nói yếu hơi nhưng muốn làm gồ, thành ra cứ phải chắptay sau đít đi qua, đi lại rồi “hử hử” trong cuống họng như cha người nghe, nhưráng nâng mình lên phẩm trật cao hơn vốn có.Một nhóm người tập trung lại, thể nào cũng có một cây hài, cù cho cười chơi, nếukhông buồn chết. Và cây hài ở cơ quan đó chẳng ngại ngùng gì nói rất to như đangla làng: “Vị thứ nhì, ba, tư của trò hóa trang trong anh chị em cơ quan có thể cònphải phân định. Ví dụ trường hợp tôi, có thể đứng nhì hoặc đứng tư. Nhưng chắcchắn đệ nhứt hóa trang phải là anh Hĩnh”. Nói xong cây hài cười ha hả. Ngườinghe cười nho nhỏ.Có nên tin trăm phần trăm nhận định của cây hài đó không? Chúng ta cần khảo sátthêm, không khéo oan anh Hĩnh. Vì nói trắng ra, đứng nhứt cuộc chơi này chảdanh giá gì.Chàng Hĩnh không ít lần chân tình với bạn bè: “Đời người có ra gì đâu. Sống ngàynào hay ngày ấy, nhè?”. Chàng “nhè” thấp giọng, muốn hỏi lại người nghe, muốntỏ ra ưu tư, cao đạo. Đó là kiểu nói của kẻ bất cần đời, xưa gọi là bậc chân nhân.Nhưng cách chàng Hĩnh sống thì không phải vậy. Quần áo giày vớ của chàng tươmtất lắm. Xe máy chàng đi luôn tân thời, cũ mốt một chút chàng “nhượng” cho vợngay.Chiếc Air Blade chàng mới tậu được lau bụi tỉ mỉ đến rãnh răng của lốp xe. Chàngcất cái nhà đúc sang trọng, phòng làm việc của chàng Hĩnh như vương quốc riêng,trổ cửa sổ phương nam, đố vợ con dám bén mảng. Chàng thiết kế sân thượng cóchỗ vọng nguyệt, nhưng đến nay chưa có bạn thân nào ngoài chàng ngồi ở đó. Rõkhông thể tin chàng Hĩnh là kẻ bất cần đời. Hóa trang vậy ai theo kịp.Anh Hĩnh tỏ ra bất cần danh. Anh thổ lộ: “Giúp ích được gì cho mọi người mớiđáng quý, mấy cái danh thi đua ấy chỉ danh hão thôi, nhè?”. Kiểu nói mang hơihám bậc cao nhân đấy chứ. Quả thật, anh Hĩnh là trưởng phòng nhưng tổng kết thiđua cuối năm anh khiêm tốn đứng nhì. Anh Hĩnh đủ thông minh để đứng nhì liêntục ba năm, thành ra anh là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhân viên phòng anh thaynhau đứng nhứt nên không ai được.Sau nhiều năm công tác, anh không thiếu thứ bằng khen nào, từ cấp địa phươngđến cấp trung ương. Anh treo bằng khen kín vách tường phòng khách, theo thứbậc, đầy mê hoặc và sáng tạo. Ai đến chơi, anh chỉ lên vách nói: “Phù du, phù du”.Ngồi cùng anh em cơ quan, anh Hĩnh cũng lên gân nói xấu lãnh đạo, cũng đổ thừacơ chế kìm hãm sự sáng tạo, như một trí thức chân chính phản biện.Trong cơ quan, vài người có chút năng khiếu chữ nghĩa, cộng tác mấy tờ báo chỉđể cho vui. Anh Hĩnh loăng quăng, líu quíu làm theo. Mê danh kinh. Anh bảo đờingười khó nhất lập ngôn. Thấy anh hồ hởi chuyện viết lách, bạn anh khuyên: “AnhHĩnh à, anh nên viết chuyên môn mới tốt hơn, cái anh viết chỉ là ý kiến công dân,giống như ra đường thấy rác thì nói”. Hĩnh tím mặt.Mấy ngày sau gặp lại bạn, Hĩnh hất hất cái mặt hỏi: “Chuyên môn ông là gì nhè?Tôi thấy ông có viết chuyên môn đâu, sao bảo tôi?”. Bạn anh th ...