Danh mục

Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.52 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tầm Phương nhã tập cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân thông thường, kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - gia biến - đoàn tụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2 Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2 Tầm Phương nhã tập cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhânthông thường, kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - gia biến - đoàn tụ. Dochỉ chú trọng đến yếu tố diễm tình diễm sự nên kết cấu tổng quan của Hoa viênkì ngộ tập không có phần gia biến. Trong Tầm Phương nhã tập, Ngô ĐìnhChương 3 lần trở về nhà. Lần thứ 2 khi chàng về nhà để thông báo cho gia đìnhvề việc họ Vương qua đời và lo việc phúng viếng cũng chính là khi màn gia biếnxảy ra tại nhà họ Vương. Phần này kéo dài đến khi Đình Chương đi thi xong, đỗđạt quay về mới kết thúc. Sự kiện Ngô Đình Chương đi thi đỗ rồi trở vềđược Tầm Phương nhã tập miêu tả rất sơ lược, đại để là nhân triều đình trị tộikẻ gian thần rồi mở lại khoa thi, Ngô Đình Chương nhận thấy đây là một cơ hộitốt để rửa oan cho mình bèn lên đường ứng thí. Chàng thi đỗ Hương cống, rồivào thi tiếp, lại đỗ, được phong làm Hàn lâm Thừa chỉ. Đình Chương lấy lí dochưa có vợ nên dâng tấu xin về cưới vợ, được vua đồng ý. Thế là chàng lênđường trở về. Trong Hoa viên kì ngộ tập, đoạn này được tác giả hết sức chútrọng, thời gian văn bản cũng lớn hơn ở tác phẩm gốc rất nhiều. Triệu sinh gặpgỡ các giai nhân, cùng nhau hoan ái, hẹn ước; việc chàng đi thi là một sự chiacách, đấy là khi các nhân vật có dịp để thể hiện tâm trạng của mình: Lan và Huệlàm rất nhiều thơ từ để diễn tả nỗi tương tư, Triệu sinh gửi thư về cho hai nàngđể nói niềm nhung nhớ… Như vậy, đối với Hoa viên kì ngộ tập, sự kiện Triệusinh đi thi chính là cơ hội để nhân vật bộc lộ thêm cái tài tình của họ, đồng thờisự xa cách cũng như dịp để thử thách tình cảm của tài tử giai nhân, khiến choquan hệ giữa họ không chỉ đơn thuần là sự say mê hời hợt, nhất thời. Nhưvậy, Hoa viên kì ngộ tập tuy không có phần gia biến nhưng lại có phần chia li,xa cách; trên thực tế, nó vẫn có kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - chiacách - đoàn tụ. So với tác phẩm gốc, kết cấu này cũng cho thấy sự định hướngrất nhất quán về nội dung của Hoa viên kì ngộ tập. Không chỉ dừng lại ở đó, sosánh hai cốt truyện cho thấy, trong khi tiếp thu ảnh hưởng của Tầm Phươngnhã tập, trên định hướng nội dung đã xác định, tác giả Hoa viên kì ngộ tập cònphải lựa chọn các tình tiết phù hợp, tổ chức lại chúng để tình tiết và kết cấu tácphẩm thống nhất với ý đồ nghệ thuật của mình. Về nhân vật, do tỉnh lược cốt truyện nên từ Tầm Phương nhã tập sangđến Hoa viên kì ngộ tập, có 6 nhân vật đã bị loại bỏ, gồm 1. Vu Vân, 2. TiểuHoàn (thị nữ của Vu Vân), 3. Vợ cả của họ Vương, 4. Sĩ Bưu (chú của Phượngvà Loan), 5. viên quan tham đã ăn tiền của Sĩ Bưu để kết tội Đình Chương, 6.Triệu Ứng Kinh (kẻ định cưỡng hôn Phượng). Bốn nhân vật sau không có vaitrò quan trọng trong diễn tiến của câu chuyện diễm tình nên bị loại bỏ là điều dễhiểu. Nhưng Vu Vân và Tiểu Hoàn là hai nhân vật tham gia trực tiếp vào cáccuộc “vui vẻ” của Ngô Đình Chương, tại sao lại bị tác giả Hoa viên kì ngộtập cắt bỏ? Đây chính là điểm rất quan trọng thể hiện sự dụng công tìm tòi và ýđồ nghệ thuật của tác giả Hoa viên kì ngộ tập. Trong Tầm Phương nhã tập Vu Vân và Tiểu Hoàn đều là các nhân vật “cóvấn đề”. Vu Vân là trắc thất của họ Vương, là dì của Phượng và Loan, tức là cósự chênh lệch về thế hệ. Cảm động trước sự đa tài và đa tình của ĐìnhChương, lại cám cảnh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, tự nhủ chàng này “hơnVương lão cả chục lần” nên Vu Vân không ngại ngần thế thân Loan, quan hệxác thịt với Ngô Đình Chương. Như vậy, Vu Vân đã trái đạo tam tòng, lại vô tìnhkhiến Đình Chương phạm vào tội gian dâm, dưới góc nhìn đạo lí, điều đó cốnhiên là quan hệ bất chính, dù có phủ lên chút màu sắc tài tử giai nhân cũngkhông thể biện hộ được. Tác giả muốn xây dựng một tiểu thuyết có dáng vẻ tàitử giai nhân, nhân vật đa tài và đa tình, nhưng ở đây khi tài tử chưa chinh phụcđược giai nhân đã mắc vào tội gian dâm, điều đó hiển nhiên khiến cho hìnhtượng nhân vật chính ít nhiều bị đổ vỡ. Nhân vật sẽ không phải là đa tài, đa tìnhmà là đa dục, dâm dục. Thêm nữa, lí do nhân vật Vu Vân bị cắt bỏ có thể còndo nàng không phải là một người con gái còn trong trắng. Điều này có thể đượckhẳng định thêm qua việc tác giả Hoa viên kì ngộ tập cắt bỏ nhân vật TiểuHoàn, thị nữ của Vu Vân. Khi Ngô Đình Chương chiếm đoạt được Tiểu Hoàn, thấy nàng ta có vẻmạnh mẽ khác thường, hỏi ra mới biết nàng đã từng bị ông chủ họ Vương háibẻ “nhị đào”, chàng ngậm ngùi thốt lên “tiếc thật, cây hải đường xinh đẹp là thếmà lại bị cây giây leo già quấn quanh”. Vu Vân và Tiểu Hoàn có điểm chung,đều là người đã qua tay ông chủ họ Vương, tức là bố vợ của Ngô Đình Chươngsau này; gian díu với những người phụ nữ của nhạc phụ âu cũng là điều nêntránh. Tiểu Hoàn tuy có góp mặt trong “chiến dịch tình ái” của Đình Chương,nhưng là nhân vật phụ; loại bỏ nhân vật này vì thế không ảnh h ...

Tài liệu được xem nhiều: