Danh mục

Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồng

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.42 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nước theo văn hoá pháp lý romano -germanic trong việc xây dựng chế độ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toán về điều kiện xác lập hợp đồng.Có những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nước theo văn hoá pháp lý romano - germanic trong việc xây dựng chế độ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toán về điều kiện xác lập hợp đồng. Pháp luật hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồngHoàn thiện chế độ pháp lý về xác lập hợp đồngCó những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nướctheo văn hoá pháp lý romano -germanic trong việc xây dựng chếđộ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toánvề điều kiện xác lập hợp đồng.Có những nét tương đồng rất cơ bản giữa Việt Nam và các nướctheo văn hoá pháp lý romano - germanic trong việc xây dựng chếđộ pháp lý về hợp đồng và, nói riêng, các giải pháp cho bài toánvề điều kiện xác lập hợp đồng. Pháp luật hợp đồng của Việt Namđã tiếp nhận và vận dụng khá nhiều khái niệm và chế định đặctrưng của hệ thống đó (1). Các thành tựu của văn hoá pháp lýAnh - Mỹ cũng được tiếp nhận và xuất hiện trong luật Việt Namnhư là những yếu tố đóng góp bổ sung vào việc hoàn thiện hệthống pháp lý (2). Tuy nhiên, do được xây dựng trong một hệthống tư duy mang tính thực dụng cao, nhiều điểm cơ bản tronglý thuyết hợp đồng trong luật học Anh - Mỹ không phù hợp vớitư duy pháp lý truyền thống và đạo đức truyền thống Việt Nam.Bởi vậy, việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng Việt Nam nên đượcthực hiện chủ yếu trên cơ sở xem xét, so sánh, tham khảo và vậndụng có chọn lọc các thành tựu của hệ thống romano - germanic.Trong khuôn khổ xây dựng Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005,người làm luật phân chia các điều kiện xác lập hợp đồng thànhhai nhóm: các điều kiện chung, áp dụng cho tất cả các loại giaodịch, trong đó có hợp đồng, và các điều kiện riêng đối với hợpđồng. Về phương diện khoa học luật, có thể tiếp cận các điềukiện này theo một góc nhìn khác, cho phép phân chia các điềukiện thành hai nhóm: nội dung và hình thức.1. Điều kiện về nội dung1.1. Ý *chí1.1.1. Sự tồn tại của ý chíĐề nghị và chấp nhận đề nghị. Điều chắc chắn là không thể cóhợp đồng một khi ít nhất một bên không hề mong muốn giao kết.Sự gặp gỡ của ý chí là điều kiện để một hợp đồng được xác lập.Thế nhưng, có điều kiện còn tiên quyết hơn nữa, đó là ý chí giaokết phải hiện hữu. Luật của Pháp, của Anh - Mỹ, nói chung, củanhiều nước tiền tiến thừa nhận rằng sự hiện hữu của ý chí chỉđược ghi nhận một khi nó được bộc lộ ra ngoài và ở trong tìnhtrạng có thể được người khác nhận biết. Luật Việt Nam hiệnhành, vận dụng kinh nghiệm của các nước, có xây dựng các kháiniệm về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng để mô tảvà điều chỉnh quá trình bộc lộ đi đến sự gặp gỡ ý chí của các bêntrong quan hệ kết ước.Tuy nhiên, luật Việt Nam không thừa nhận tính pháp lý của đềnghị giao kết ra công chúng (public offer). Điều đó cũng có nghĩarằng, ngay cả trong trường hợp đề nghị giao kết đã có đầy đủ nộidung của một hợp đồng và có ghi rõ thời hạn được duy trì để chờđược chấp nhận, người đề nghị vẫn có quyền huỷ bỏ hoặc rút lạiđề nghị mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu đề nghị nàyđược gửi rộng rãi cho mọi người chứ không nhắm đến một địachỉ nào xác định. Với giải pháp này, người làm luật tỏ ra quánuông chiều, dễ dãi đối với người đề nghị chuyên nghiệp, tức làcác thương nhân, trong mối quan hệ giao tiếp với người tiêudùng: điều này không có lợi cho việc xây dựng, phổ biến ý thứcvề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)(3).*******Riêng đối với đề nghị giao kết có địa chỉ xác định, thì luật có vẻmuốn buộc người đề nghị gìn giữ cam kết trong một thời hạn nàođó. Bằng chứng là có quy định chỉ thừa nhận việc rút lại hoặcthay đổi đề nghị trong trường hợp người được đề nghị nhận đượcthông báo rút lại hoặc thay đổi đề nghị trước hoặc cùng thời điểmvới việc nhận lại đề nghị. Nhưng thái độ của người làm luậtkhông dứt khoát; bởi vậy, người ta không biết làm thế nào để giảithoát người đề nghị trong trường hợp người được đề nghị đã nhậnđược một đề nghị không có thời hạn xác định, còn thông báo rútlại đề nghị thì chưa tới nơi…*********Mặt khác, một khi đề nghị có nêu rõ thời hạn hiệu lực, luật ViệtNam chỉ dự kiến khả năng yêu cầu bồi thường thiệt hại trongtrường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trongthời hạn đề nghị (Điều 390 khoản 2). Điều đó có nghĩa rằng, nếubên đề nghị không giao kết với ai khác nhưng cũng không muốngiao kết với bên được đề nghị nữa, thì cũng không có quyền hủybỏ đề nghị và, bởi vậy, một khi bên được đề nghị chấp nhận đềnghị trong thời hạn, bên đề nghị có thể bị đặt vào tình trạng buộcphải giao kết (?). Luật chưa rõ ở điểm này.*******************1.1.2. Ý chí bộc lộ hay ý chí tiềm ẩn?Ý chí thực: cũng như ở Pháp, người làm luật Việt Nam chấp nhậnquy tắc theo đó, trong trường hợp hợp đồng có điều khoản khôngrõ ràng, thì phải dựa vào ý chí chung của các bên để giải thíchhợp đồng (Điều 409 khoản 1). Nguyên tắc tôn trọng ý chí thựccòn được nhấn mạnh tại khoản 7 của điều luật: trong trường hợpcó sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sửdụng trong hợp đồng, thì ý chí chung của các bên được dùng đểgiải thích hợp đồng (4).Vấn đề là làm thế nào để xác định ý chí thực của các bên? Tấtnhiên luật không thể vạch ra ...

Tài liệu được xem nhiều: