Danh mục

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.12 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển bền vững THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 2011-2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAI ĐOẠN MỚI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHẠM THU PHƯƠNG Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước trong từng thời kỳ. Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh. T hời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra định hướng “Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistic và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác”. Khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã và đang tiếp tục được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường, nhiều quy định đã được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Các quy định về hình thức pháp lý, về tổ chức hoạt động cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) thành lập và hoạt động thuận lợi. Đến nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện và lớn mạnh, từng bước thể hiện vai trò là tấm lá chắn vững chắc trước các rủi ro giúp các tổ chức, cá nhân nhanh chóng ổn định hoạt động và cuộc sống khi gặp rủi ro, là kênh huy động vốn dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước trong từng thời kỳ. Hoàn thiện hệ thống phát luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các DNBH hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật chuyên ngành về bảo hiểm đã được 20 rà soát và sửa đổi, bổ sung, nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xoá bỏ rào cản và phân biệt đối xử đối với các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài, tạo sự bình đẳng cho các DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Điều này thể hiện ở các mặt sau: Một là, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, phù hợp tình hình phát triển của thị trường, phù hợp chuẩn mực và thực hiện cam kết quốc tế. Trong giai đoạn 2011-2015, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, tạo môi trường, nền tảng pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Đã có 37 văn bản quy phạm pháp luật (06 Nghị định, 06 Quyết định của Thủ tướng, 25 Thông tư của Bộ Tài chính) được rà soát, sửa đổi bổ sung và ban hành mới tập trung vào các mục tiêu: Tháo gỡ vướng mắc, giúp đỡ, hỗ trợ DNBH tăng trưởng hiệu quả; Đơn giản hóa thủ tục hành chính; Tăng cường quản trị DN; cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn tài chính và đảm bảo quyền lợi của người tham gia các sản phẩm bảo hiểm. Hai là, thống nhất về mặt thể chế giữa các bộ luật, với Luật Kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán. Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã rà soát và kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi các TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 quy định liên quan còn chưa thống nhất về cơ chế quản lý, giám sát, quy định chưa rõ ràng, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, quản lý giám sát nhất quán, hỗ trợ thị trường bảo hiểm và đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm như: Bỏ Chương hợp đồng bảo hiểm (Bộ luật dân sự sửa đổi); bổ sung tội danh gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015); bổ sung phí quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm (Luật phí, lệ phí năm 2015). Đến nay, các bộ luật, luật nêu trên đã được thống nhất về mặt thể chế với Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Ba là, sửa đổi, bổ sung chính sách về thuế hiện hành nhằm hỗ trợ thị trường bảo hiểm, tập trung vào các chính sách khuyến khích sản phẩm phục vụ mục tiêu kinh tế, an sinh xã hội. Nhằm khuyến khích DNBH phát triển các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tham gia các sản phẩm bảo hiểm cần thiết, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội bổ sung nhiều dịch vụ bảo hiểm vào nhóm hàng hóa không phải chịu thuế tại Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế số 71/2014/QH13 như: Bảo hiểm sức khỏe, dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người, bảo hiểm nông nghiệp khác, bảo hiểm tàu thuyền, trang thiết bị dụng cụ cần thiết phục vụ đánh bắt thủy sản, bảo hiểm ngư dân. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có chính sách ưu đãi về thuế, nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện, từ đó có nguồn tài chính để tự đảm bảo cuộc sống khi về già, giảm nhẹ gánh nặng nhà nước dành cho an sinh xã hội. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm giai đoạn 2016-2020 Trong những năm tới, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển, song cũng gặp không ít thách thức. Bên cạnh những cơ hội như tiềm năng của thị trường còn khá lớn, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường bảo hiểm Việt Nam... thì cũng còn khá nhiều thách thức như: nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự ổn định; thảm họa, thiên tai xảy ra với tần suất ngày càng lớn; rủi ro bảo hiểm diễn ra nhiều, khó lường, số lượng ngày càng tăng... gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, làm cho hoạt động của các DN có nhiều biến động, trong đó có các DNBH. Vì vậy, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm cầ ...

Tài liệu được xem nhiều: