Danh mục

Hoàn thiện năng lực lãnh đạo

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 97.95 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năng lực lãnh đạo không phải là món quà từ trên trời rơi xuống. Có những người có tài năng bẩm sinh. Nhưng để trở thành vị tướng giỏi, hay nhà lãnh đạo kiệt xuất, phần lớn ai cũng phải trải qua một quá trình tự hoàn thiện bản thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện năng lực lãnh đạo Hoàn thiện năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo không phải là món quà từ trên trời rơi xuống. Có những người có tài năng bẩm sinh.Nhưng để trở thành vị tướng giỏi, hay nhà lãnh đạo kiệt xuất, phần lớnai cũng phải trải qua một quá trình tự hoàn thiện bản thân.Quá trình đó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, nhận thức và khảnăng thích nghi của mỗi cá nhân trong công việc.Luôn tìm thấy triển vọng của vấn đềNhững nhà lãnh đạo tài giỏi luôn rất thực tế. Họ nhận thức được điểmmạnh, điểm yếu của mình, đồng thời rất cẩn trọng khi đưa ra quyếtđịnh về một vấn đề. Luôn hướng tới một giải pháp lý tưởng, họ cókhuynh hướng nhìn nhận sự việc theo đúng bản chất của nó. Họ hiểurằng, cần phải có thời gian để lắng nghe, nhìn nhận, thấu hiểu vấn đề từtất cả các khía cạnh để tránh những kết luận vội vàng mang tính áp đặtvà chủ quan. Trong tình huống khó khăn, nhà lãnh đạo giỏi có khảnăng nhìn ra chiều hướng xấu nhất của vấn đề và nhờ vậy họ luôn giữđược mọi việc trong tầm kiểm soát.Tiến sỹ Jerry Bell, một chuyên gia đào tạo tại Học viện BellLeadership đã từng phát biểu: “Một người lãnh đạo phải nhìn thấy tậncùng của vấn đề để từ đó tìm ra căn nguyên của nó”. Chỉ những ai cónăng lực thực sự mới có thể nhìn nhận vấn đề đúng với bản chất nóvốn có. Và điều đó thường chỉ thấy được ở những người lãnh đạo sángtạo, ham học hỏi và biết suy xét. Không nhận thức được chính bản thânmình con người dễ có nguy cơ bị phản ứng thái quá cả ở khía cạnh tíchcực và tiêu cực. Một người lãnh đạo giỏi sẽ luôn đặt mình vào tìnhhuống cụ thể để cân nhắc vấn đề. Điều quan trọng là phải có con mắtnhìn xa trông rộng nhưng ngay khi nhận thấy mình đi quá xa thì cũngphải biết dừng lại đúng lúc. Người lãnh đạo giỏi sẽ luôn trăn trở mộtkhi vấn đề chưa được giải quyết. Vì thế, họ sẽ truyền được lòng nhiệttình và trách nhiệm cho nhân viên cấp dưới để cùng nhau chung sứcgánh vác công việc.Luôn nhìn ra động cơ làm việc của nhân viênMột khi đã tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề, người lãnh đạo sẽphải quyết định hành động ngay để nhanh chóng hoàn tất công việc.Họ hiểu rằng, nếu không có khả năng biến các cơ hội thành hiện thựchọ sẽ thất bại dù cho đã tìm ra con đường đúng. Tuy nhiên, chỉ nhữngngười có chuyên môn thật vững mới có thể hoàn thành được công việctốt đẹp và đúng thời hạn. Nhưng hơn tất cả, con người cần có động cơđể nỗ lực phấn đấu. Đó chính là lý do tại sao người lãnh đạo giỏi cầnphải tìm hiểu động cơ làm việc của nhân viên mình.Nhận biết được động cơ làm việc của nhân viên sẽ giúp người lãnh đạocó những tác động kịp thời để khuyến khích và thúc giục cấp dưới.Trên thực tế, tùy vào tính cách của mỗi người mà các động cơ khácnhau. Có nhân viên thì muốn được đánh giá đúng năng lực. Có nhânviên muốn được ghi nhận những cống hiến. Có người thì đề cao lợi íchvề tài chính hay chỉ đơn giản là họ muốn hoàn thành nhiệm vụ đểnhanh chóng được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, dù con người có hành độngdựa trên những động cơ nào chăng nữa thì điều cốt yếu cũng chỉ nhằmthể hiện cái tôi và chứng tỏ năng lực của bản thân mình. Những nhàlãnh đạo giỏi sẽ biết cách sử dụng những động cơ ấy đúng lúc, đúngchỗ nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.Luôn luôn chân thành và đáng tin cậyPhần lớn những nhà lãnh đạo đều muốn được nhìn nhận như một ngườiđáng tin cậy, điều này tốn không ít thời gian và công sức của họ trongquá trình làm việc. Họ phải làm điều đó ngay cả trong những tìnhhuống không cần thiết hoặc đôi khi không được ghi nhận vì họ hiểurằng, chỉ một lần mất đi sự tin tưởng của nhân viên, họ sẽ không baogiờ có thể gây dựng lại. Để chiếm lại được lòng tin của nhân viên cũngsẽ mất rất nhiều thời gian và công sức trước kia coi như “đổ xuốngsông, xuống bể”. Tuy nhiên, dù là người lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôikhi sai lầm vẫn xảy ra. Những lúc như vậy người lãnh đạo cần thừanhận sai lầm của mình một cách khéo léo để không mất đi cái uynhưng vẫn giữ được sự chân thành. Khi đó nhân viên sẽ cảm thấythông cảm với sếp và nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn.Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giácủa nhân viên để điều chỉnh mình. Cần phải thể hiện rõ vai trò củamình khi đối mặt với các vấn đề quan trọng sống còn. Điều cốt yếu làtin tưởng vào những điều đúng đắn rồi nhân viên sẽ tự thấy họ đãkhông chọn lầm người lãnh đạo. Theo JobVN ...

Tài liệu được xem nhiều: