Danh mục

Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.26 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động cũng như các nội dung cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP phù hợp với các tiêu chuẩn lao động của ILO nhằm đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động của Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP thực sự cấp thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊNTHÁI BÌNH DƢƠNG (CPTPP) TS. Đinh Thị Thanh Thủy Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Tính đến tháng 7/2019, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong số này, có 12 FTA thực thi (07 FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, 05 FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, EAEU, và CPTPP), 01 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực là EVFTA. 03 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA)1. Đặc biệt, với việc tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định tự do thương mại với EU (EVFTA) và tham gia Khu vực tự do ASEAN (AFTA) đã có những tác động về mặt thương mại - kinh tế và ảnh hưởng nhất định tới cơ chế và thực ti n về lao động ở Việt Nam. Điều này mở ra cả các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện, sửa đổi pháp luật lao động nh m đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển, phù hợp với các điều kiện của CPTPP c ng như tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã cam kết. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết về lao động, pháp luật lao động. 1. Đặt vấn đề Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CPTPP hay còn gọi là TPP 11, có ―tiền thân‖ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau khi được 6 quốc gia thông qua (gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore), CPTPP đã đủ điều kiện để có hiệu lực từ 30/12/2018. Việt Nam đã trở thành nước thứ 7 phê chuẩn hiệp định này. Đến tháng 3/2018, các bên chính thức ký kết CPTPP, chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Nội dung của CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ (i) các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; (ii) 22 điểm tạm hoãn (trong Danh mục chi tiết) và (iii) một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của CPTPP. Sau một năm ký kết CPTPP, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP đạt mức tăng trưởng khá như Canada đạt 3,86 tỷ USD, tăng 28,2%; Mexico đạt 2,84 tỷ USD, tăng 26,8%; Chile gần 1 tỷ USD, tăng 20,5%; Pêru đạt 350 triệu USD, tăng 40% so với năm 2018. Xuất siêu của Việt Nam sang sang các nước CPTPP đã đạt gần 4 tỷ USD. Đối với thu hút FDI, tính đến cuối năm 2019, 9 nước thành viên CPTPP (trừ Pêru) đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 123 tỷ USD, chiếm gần 37% tổng vốn FDI đăng ký, là con số có ý nghĩa lớn đối với thu hút FDI của Việt Nam. Năm 2019, vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018; tổng giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đạt 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với năm 895 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký là kết quả đáng khích lệ, trong đó có hội nhập sâu rộng với thế giới, gồm thực hiện CPTPP2. Song song với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thương mại, yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO về quyền của người lao động, với quan điểm cho rằng người lao động là người trực tiếp làm ra các sản phẩm trong thương mại quốc tế nên họ phải được bảo đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện lao động cơ bản đã trở thành cách tiếp cận chính của các hiệp định FTA thế hệ mới, nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các quốc gia trong quan hệ thương mại. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xu thế mở cửa thị trường của các nước đang phát triển ngày càng tăng nhưng lại đồng nghĩa với việc quyền của người lao động bị xâm phạm ngày càng nhiều. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO) và các báo cáo chính thức khác cho thấy sự tồn tại, thậm chí đang xấu đi của những hình thức bóc lột tồi tệ nhất như trẻ em và lao động cưỡng bức, hơn 12% trẻ em trên thế giới trong độ tuổi từ 5 đến 9 đang làm việc, 23% đối với trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, 179 triệu trẻ em phải chịu các hình thức tồi tệ nhất, như công việc nguy hiểm, lao động cưỡng bức và buôn người và mại dâm, vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế về quyền tự do hiệp hội, thương lượng tập thể hoặc phân biệt đối xử trong quan hệ lao động của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động cũng như các nội dung cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP phù hợp với các tiêu chuẩn lao động của ILO nhằm đánh giá những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động của Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP thực sự cấp thiết. 2. Tổng quan nội dung cơ bản về lao động trong Hiệp định CPTPP và cam kết của Việt Nam khi gia nhập 2.1. Khái quát về hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và một số nội dung cơ bản về lao động trong Hiệp định CPTPP 2.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới: Trong nội dung các Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) (Điều XXIV.8), Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS) (Điều V) và Điều khoản cho phép năm 1979 (Enabling Clause 1979) đã đưa ra ngoại lệ, đó là các Thành viên WTO được phép hình thành các khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) hoặc các liên minh thuế quan (Customs Union) với điều kiện các bên phải loại bỏ thuế quan và các quy định hạn chế thương mại khác đối với một phần đáng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: