Hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 303.16 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nghiên cứu tác động của việc gia nhập TPP đối với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường không chỉ nhằm thực hiện tốt các cam kết của TPP mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong công cuộc cải cách và hoàn thiện thể chế, tiếp cận thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS.NCS. Trần Văn Duy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Hiệp định TPP vừa kết thúc quá trình đàm phán thành công. Việt Nam cần phải thực hiện đánh giá tác động của TPP với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách và pháp luật để đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định sau khi có hiệu lực. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam khi tham gia TPP không chỉ đem lại cơ hội cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa mà còn có tác động không nhỏ đến việc thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế cho phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước cũng như quá trình hội nhập, tiếp cận thị trường, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của các nước trong tham gia TPP mà còn các nước trong khu vực. Do đó, việc nghiên cứu tác động của việc gia nhập TPP đối với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường không chỉ nhằm thực hiện tốt các cam kết của TPP mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong công cuộc cải cách và hoàn thiện thể chế, tiếp cận thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước. 1. Tác động hai chiều của việc gia nhập TPP đối với việc thể chế, tiếp cận thị trường Thuận lợi: TPP là một hiệp định toàn diện, không chỉ là thương mại mà cả những vấn đề chính trị “không liên quan đến thương mại” và có mức độ tự do hóa cao. TPP không chỉ xác lập các mối quan hệ chiến lược về kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và còn là khuôn mẫu và chuẩn mực cho các hiệp định thương mại tự do khác. Việc Việt Nam tham gia TPP là một quyết định chiến lược, có ý nghĩa cả về chính trị - kinh tế: 441 + Về khía cạnh chính trị, hiệp định TPP, VN-EU FTA và RCEP giúp chúng ta tạo lập sự cân bằng giữa các nước lớn (Mỹ, EU, Trung Quốc). + Về mặt thể chế, tham gia TPP, một hiệp định chất lượng cao sẽ tạo ra sức ép, “buộc” Việt Nam phải đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế nền kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Về mặt kinh tế, các nghiên cứu đều khẳng định tác động ròng mà hiệp định TPP sẽ đem lại cho Việt Nam thể hiện ở tăng trưởng GDP, thu hút FDI và gia tăng luồng thương mại (cả xuất khẩu và nhập khẩu). 1 Trong đó, có vấn đề Việt Nam phải giải quyết các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công theo chuẩn mực mà các đối tác TPP đưa ra. Theo quy định thì các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền các nước TPP đều có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các nước cũng nhận ra lợi ích của việc thống nhất một khung pháp lý về các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia vào các hoạt động thương mại. Các bên cùng đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình sẽ thực hiện việc mua bán trên cơ sở các xem xét thương mại trừ khi việc làm đó không nhất quán với bất kỳ một nhiệm vụ nào mà một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo đó. Các nước TPP còn thỏa thuận sẽ đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoặc những đơn vị độc quyền của mình không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của các nước còn lại. Các nước TPP đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài trên lãnh thổ của mình, và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng. Các Nước TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các nước TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN, hay làm tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước của thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ nước đó. Nước TPP đồng ý chia sẻ danh sách các DNNN của mình với các nước TPP khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các DNNN. Như vậy, khi tham gia TPP, Việt Nam phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cả trên thị trường lẫn trong lĩnh vực mua sắm công trừ 1 Xem thêm: GS.TS. Hoàng Văn Châu (2014), đề tài cấp Bộ Đại học Ngoại thương Hà Nội, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và vấn đề tham gia của Việt Nam. 442 lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Từ khi ra nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế. Tiếp theo Việt Nam có cơ hội hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý lao động và quản trị nhà nước. Bộ Công thương cho biết, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng tới để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP.2 Để thực thi cam kết trong TPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) HOÀN THIỆN THỂ CHẾ VÀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ThS.NCS. Trần Văn Duy Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Hiệp định TPP vừa kết thúc quá trình đàm phán thành công. Việt Nam cần phải thực hiện đánh giá tác động của TPP với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chính sách và pháp luật để đảm bảo thực thi hiệu quả Hiệp định sau khi có hiệu lực. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam khi tham gia TPP không chỉ đem lại cơ hội cho thương mại, đầu tư, thúc đẩy sản xuất trong nước, xuất khẩu hàng hóa mà còn có tác động không nhỏ đến việc thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế cho phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của đất nước cũng như quá trình hội nhập, tiếp cận thị trường, tiếp cận gần hơn với trình độ phát triển của các nước trong tham gia TPP mà còn các nước trong khu vực. Do đó, việc nghiên cứu tác động của việc gia nhập TPP đối với việc hoàn thiện thể chế và tiếp cận thị trường không chỉ nhằm thực hiện tốt các cam kết của TPP mà còn xuất phát từ chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong công cuộc cải cách và hoàn thiện thể chế, tiếp cận thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước. 1. Tác động hai chiều của việc gia nhập TPP đối với việc thể chế, tiếp cận thị trường Thuận lợi: TPP là một hiệp định toàn diện, không chỉ là thương mại mà cả những vấn đề chính trị “không liên quan đến thương mại” và có mức độ tự do hóa cao. TPP không chỉ xác lập các mối quan hệ chiến lược về kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và còn là khuôn mẫu và chuẩn mực cho các hiệp định thương mại tự do khác. Việc Việt Nam tham gia TPP là một quyết định chiến lược, có ý nghĩa cả về chính trị - kinh tế: 441 + Về khía cạnh chính trị, hiệp định TPP, VN-EU FTA và RCEP giúp chúng ta tạo lập sự cân bằng giữa các nước lớn (Mỹ, EU, Trung Quốc). + Về mặt thể chế, tham gia TPP, một hiệp định chất lượng cao sẽ tạo ra sức ép, “buộc” Việt Nam phải đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế nền kinh tế, thúc đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Về mặt kinh tế, các nghiên cứu đều khẳng định tác động ròng mà hiệp định TPP sẽ đem lại cho Việt Nam thể hiện ở tăng trưởng GDP, thu hút FDI và gia tăng luồng thương mại (cả xuất khẩu và nhập khẩu). 1 Trong đó, có vấn đề Việt Nam phải giải quyết các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công theo chuẩn mực mà các đối tác TPP đưa ra. Theo quy định thì các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền các nước TPP đều có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các nước cũng nhận ra lợi ích của việc thống nhất một khung pháp lý về các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia vào các hoạt động thương mại. Các bên cùng đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình sẽ thực hiện việc mua bán trên cơ sở các xem xét thương mại trừ khi việc làm đó không nhất quán với bất kỳ một nhiệm vụ nào mà một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo đó. Các nước TPP còn thỏa thuận sẽ đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoặc những đơn vị độc quyền của mình không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của các nước còn lại. Các nước TPP đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài trên lãnh thổ của mình, và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng. Các Nước TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các nước TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN, hay làm tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước của thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ nước đó. Nước TPP đồng ý chia sẻ danh sách các DNNN của mình với các nước TPP khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các DNNN. Như vậy, khi tham gia TPP, Việt Nam phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cả trên thị trường lẫn trong lĩnh vực mua sắm công trừ 1 Xem thêm: GS.TS. Hoàng Văn Châu (2014), đề tài cấp Bộ Đại học Ngoại thương Hà Nội, Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và vấn đề tham gia của Việt Nam. 442 lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Từ khi ra nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế. Tiếp theo Việt Nam có cơ hội hoàn thiện thể chế pháp luật quản lý lao động và quản trị nhà nước. Bộ Công thương cho biết, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ đặt ra thách thức lớn cho bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đây cũng là những tiêu chuẩn mà chúng ta đang hướng tới để xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của dân, do dân và vì dân, với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, kỷ cương. Chính phủ sẽ chủ động xây dựng chương trình để thực hiện các tiêu chuẩn cao này của TPP.2 Để thực thi cam kết trong TPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Xuất nhập khẩu hàng hóa Tự do thương mại Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Quy tắc thương mại quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
117 trang 151 0 0
-
Dự thảo: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030
170 trang 90 0 0 -
26 trang 59 0 0
-
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
2 trang 45 0 0 -
2 trang 43 0 0
-
1 trang 42 0 0
-
THỦ TỤC ĐĂNG Ký TỜ KHAI HẢI QUAN
2 trang 42 0 0 -
3 trang 41 0 0
-
1 trang 40 0 0
-
14 trang 40 0 0