Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 621.08 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XKNK) là sắc thuế tiêu dùng quan trọng trong hệ thống thuế của các quốc gia, thực hiện vai trò quản lý, điều tiết đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, huy động nguồn thu ngân sách, góp phần thực thi các cam kết và điều ước quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách thuế XKNK hiện hành ở Việt Nam được thực thi đã đạt được về cơ bản các mục tiêu đề ra khi ban hành, tuy nhiên vẫn còn những điểm cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết tập trung phân tích các kết quả đạt được, các vấn đề còn tồn tại và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện chính sách thuế XKNK ở Việt Nam thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhậpKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” HOÀN THIỆN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TS. Nguyễn Đình Chiến Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XKNK) là sắc thuế tiêu dùng quantrọng trong hệ thống thuế của các quốc gia, thực hiện vai trò quản lý, điều tiết đối với hànghóa xuất nhập khẩu, huy động nguồn thu ngân sách, góp phần thực thi các cam kết và điềuước quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách thuế XKNK hiện hành ở Việt Namđược thực thi đã đạt được về cơ bản các mục tiêu đề ra khi ban hành, tuy nhiên vẫn cònnhững điểm cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết tập trung phân tích các kết quả đạt được, cácvấn đề còn tồn tại và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện chính sách thuế XKNK ởViệt Nam thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập. TỪ KHÓA: Thuế, chính sách thuế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách thuế XKNK của Việt Nam hiện hành được thể hiện theo Luật thuế XK,thuế NK số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2016.Quan điểm xây dựng Luật thuế XKNK này đã được nêu rõ là: Đổi mới chính sách thuếXKNK phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch;đồng thời, phát huy các công cụ phòng vệ về thuế, nâng cao vai trò của công tác đấu tranhchống buôn lậu, gian lận thương mại; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, bảo hộhợp lý sản xuất trong nước; cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế. Các mục tiêu cụ thể trong việc ban hành và thực thi chính sách thuế XKNK cũng đãđược xác định bao gồm: Góp phần khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất, kinhdoanh trong nước phù hợp định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốctế đã ký kết; Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với vănbản pháp luật liên quan; đồng thời, khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trìnhthực hiện Luật thuế XKNK hiện hành; Đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế và điều ước 125Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”quốc tế về thuế XKNK; Góp phần thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinhtế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Namlà thành viên và tạo tiền đề pháp lý để hội nhập sâu, rộng hơn trong giai đoạn tới. Đồng thời, các nội dung và các điều Luật được đổi mới nhằm cải cách, hiện đại hóathủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế; cải thiện môi trường kinh doanh vànâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện,thống nhất; đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phục vụphát triển kinh tế xã hội. Nội dung nghiên cứu của bài viết tập trung đánh giá thực trạng chính sách và thực thichính sách thuế XKNK, xác định các nội dung cần đổi mới, hoàn thiện và đưa ra các đềxuất hoàn thiện chính sách cũng như hoạt động quản lý thuế XKNK trong giai đoạn tớitheo Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2030, góp phần thúc đẩy pháttriển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ XKNK VIỆT NAM HIỆN HÀNH Những kết quả đạt được Chính sách thuế XKNK đã góp phần huy động nguồn thu cho NSNN Trong giai đoạn 2016 - 2022, chính sách thuế XKNK được thực thi đã góp phần huyđộng được số thu đáng kể, góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN và phát huy vai trò quảnlý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế. Trong giai đoạnnày, tổng thu về thuế đối với hoạt động XKNK trong giai đoạn này qua hầu hết đều vượtdự toán do Quốc hội giao và có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2016, tổng thu thuế từhoạt động XKNK là 271,03 nghìn tỷ đồng thì năm 2021, số thu đạt 376,644 nghìn tỷ đồngbằng 117,46% dự toán, bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm2020. Đến năm 2022, số thu thuế từ hoạt động XKNK đã đạt đến 440.000 tỷ đồng (vượt80.000 tỷ đồng so với dự toán được giao và 20.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu phấn đấu năm2022). Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và kýkết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với cam kết giảm thuế nhập khẩu theo lộ trìnhđối với nhiều mặt hàng. Nhìn tổng thể, việc cắt giảm thuế sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăngkim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩugia tăng, dẫn đến tăng số thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Do đó, tỷ trọngthu số ngân sách từ thuế XKNK trên tổng thu ngân sách nhà nước năm sau so với nămtrước tuy có xu hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối của số thu từ thuế XKNK và tổng thungân sách vẫn tăng dần với tốc độ khác nhau qua các năm, góp phần thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.126Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Chính sách thuế XKNK đã góp phần điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theohướng bền vững Có thể nói trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện những bước chuyển mạnh mẽtrong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinhtế - xã hội trong điều kiện hội nhập của Đảng và Nhà nước, chính sách thuế nói chung,chính sách thuế XKNK nói riêng đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình quảnlý, điều tiết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhậpKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” HOÀN THIỆN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP TS. Nguyễn Đình Chiến Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XKNK) là sắc thuế tiêu dùng quantrọng trong hệ thống thuế của các quốc gia, thực hiện vai trò quản lý, điều tiết đối với hànghóa xuất nhập khẩu, huy động nguồn thu ngân sách, góp phần thực thi các cam kết và điềuước quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính sách thuế XKNK hiện hành ở Việt Namđược thực thi đã đạt được về cơ bản các mục tiêu đề ra khi ban hành, tuy nhiên vẫn cònnhững điểm cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết tập trung phân tích các kết quả đạt được, cácvấn đề còn tồn tại và đưa ra những khuyến nghị để hoàn thiện chính sách thuế XKNK ởViệt Nam thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập. TỪ KHÓA: Thuế, chính sách thuế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ĐẶT VẤN ĐỀ Chính sách thuế XKNK của Việt Nam hiện hành được thể hiện theo Luật thuế XK,thuế NK số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2016.Quan điểm xây dựng Luật thuế XKNK này đã được nêu rõ là: Đổi mới chính sách thuếXKNK phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch;đồng thời, phát huy các công cụ phòng vệ về thuế, nâng cao vai trò của công tác đấu tranhchống buôn lậu, gian lận thương mại; góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, bảo hộhợp lý sản xuất trong nước; cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư và nâng cao sứccạnh tranh của nền kinh tế. Các mục tiêu cụ thể trong việc ban hành và thực thi chính sách thuế XKNK cũng đãđược xác định bao gồm: Góp phần khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất, kinhdoanh trong nước phù hợp định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và các cam kết quốctế đã ký kết; Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với vănbản pháp luật liên quan; đồng thời, khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trìnhthực hiện Luật thuế XKNK hiện hành; Đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế và điều ước 125Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”quốc tế về thuế XKNK; Góp phần thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinhtế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Namlà thành viên và tạo tiền đề pháp lý để hội nhập sâu, rộng hơn trong giai đoạn tới. Đồng thời, các nội dung và các điều Luật được đổi mới nhằm cải cách, hiện đại hóathủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế; cải thiện môi trường kinh doanh vànâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện,thống nhất; đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phục vụphát triển kinh tế xã hội. Nội dung nghiên cứu của bài viết tập trung đánh giá thực trạng chính sách và thực thichính sách thuế XKNK, xác định các nội dung cần đổi mới, hoàn thiện và đưa ra các đềxuất hoàn thiện chính sách cũng như hoạt động quản lý thuế XKNK trong giai đoạn tớitheo Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2030, góp phần thúc đẩy pháttriển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ XKNK VIỆT NAM HIỆN HÀNH Những kết quả đạt được Chính sách thuế XKNK đã góp phần huy động nguồn thu cho NSNN Trong giai đoạn 2016 - 2022, chính sách thuế XKNK được thực thi đã góp phần huyđộng được số thu đáng kể, góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN và phát huy vai trò quảnlý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế. Trong giai đoạnnày, tổng thu về thuế đối với hoạt động XKNK trong giai đoạn này qua hầu hết đều vượtdự toán do Quốc hội giao và có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2016, tổng thu thuế từhoạt động XKNK là 271,03 nghìn tỷ đồng thì năm 2021, số thu đạt 376,644 nghìn tỷ đồngbằng 117,46% dự toán, bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm2020. Đến năm 2022, số thu thuế từ hoạt động XKNK đã đạt đến 440.000 tỷ đồng (vượt80.000 tỷ đồng so với dự toán được giao và 20.000 tỷ đồng so với chỉ tiêu phấn đấu năm2022). Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và kýkết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với cam kết giảm thuế nhập khẩu theo lộ trìnhđối với nhiều mặt hàng. Nhìn tổng thể, việc cắt giảm thuế sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăngkim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩugia tăng, dẫn đến tăng số thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Do đó, tỷ trọngthu số ngân sách từ thuế XKNK trên tổng thu ngân sách nhà nước năm sau so với nămtrước tuy có xu hướng giảm nhưng giá trị tuyệt đối của số thu từ thuế XKNK và tổng thungân sách vẫn tăng dần với tốc độ khác nhau qua các năm, góp phần thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.126Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Chính sách thuế XKNK đã góp phần điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theohướng bền vững Có thể nói trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện những bước chuyển mạnh mẽtrong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với đường lối đối ngoại, chính sách phát triển kinhtế - xã hội trong điều kiện hội nhập của Đảng và Nhà nước, chính sách thuế nói chung,chính sách thuế XKNK nói riêng đã phát huy được vai trò của mình trong quá trình quảnlý, điều tiết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tài chính doanh nghiệp Chính sách thuế Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 470 0 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 303 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 291 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0