Tên gọi: Hoàng cầm 1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường, Khô cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Tác dụng: + Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế (Bản Kinh). + Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế (Biệt Lục). Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển). + Thượng hành tả phế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng cầm (Kỳ 1) Hoàng cầm (Kỳ 1) Tên gọi: Hoàng cầm 1- Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫmnên gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 2- Khi phơi khô ruột xốp nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường,Khô cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tác dụng: + Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế (Bản Kinh). + Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế (Biệt Lục). + Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển). + Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừlục kinh thực hỏa thực nhiệt (Trấn Nam Bản Thảo). + Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học). Chủ trị: + Trị ho do Phế nhiệt, an thai, tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, các loạibệnh nhiệt, ung nhọt, mắt đỏ, mắt sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Trị ho do phế nhiệt, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy, kiết lỵ dothấp nhiệt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, rong kinh, thai động khôngyên (do nhiệt), huyết áp cao, thấp chẩn (Lâm S àng Thường Dụng Trung Dược ThủSách). Liều dùng: 12 – 20g Kiêng kỵ: + Tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt, thực hỏa, phụ nữ thai hàn không nêndùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Phế có hư nhiệt, tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàn: không dùng (TrungDược Học). + Ghét Hành sống, sợ Đơn sa, Mẫu đơn, Lê lô, được Sơn thù du, Long cốtlàm sứ rất tốt (Dược Đối). Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mình nóng, miệng đắng, kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạchHuyền Sác: Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái.Sắc uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận). + Trị huyết ra lai rai do nhiệt: Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên KimDực phương). + Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra:Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nướccòn 6 phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán - Thánh Huệ phương). + Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, đều0,4g, tán bột. Mỗi lần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán –Thánh Tế Tổng Lục). + Trị thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng: Đại hoàng, Hoàng liên,Hoàng bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngôđồng lớn. Mỗi lần uống20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê TâmPháp). + Trị trong Phế có hỏa: Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên,to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn - ĐanKhê Tâm Pháp). + Trị đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm: Hoàng cầm ngâm rượu,Bạch chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê TâmPháp). + Trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vịbằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước (Phổ Tế phương). + Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con: Hoàng cầm40g, Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần d ùng 12g, bọc trong gan heo, ch ưng chínmà ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo). + Trị đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ởchính giữa hay một bên: Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗilần uống 4g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao - Lan Thất Bí Tàng). + Trị nôn ra máu, chảy máu cam, rong kinh: Hoàng cầm 120g, sắc với 3thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng(Thốt Bệnh Loạiphương). + Trị rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính): Điều cầm tâm80g, ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được7 lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống70 viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn - Thụy Trúc ĐườngKinh Nghiệm phương). + Trị rong kinh: Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4g với Rượu tích lịch(dùng quả cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong R ượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khibị rong kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm,cái gọi là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽđó (Bản Sự phương). + An thai, thanh nhiệt: Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằn g nhau, sao, tán bột,trộn với nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên vớinước hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏĐịa hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê TâmPháp). + Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt: Hoàng cầm, Mạchmôn đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng). + Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết: lấy 8g Hoàng cầm,sao ...