Danh mục

Hoằng Hóa - đất học xưa và nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 482.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nằm ở hạ lưu sông Mã, Hoằng Hóa mang trong mình nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, vùng đất này luôn được nhắc đến như là cái nôi của đất học, là vùng đất mà ở đó sự học luôn được tôn vinh, đề cao và ca ngợi. Nơi đây, mỗi gia đình, dòng họ đều ý thức sâu sắc vai trò của học vấn. Vùng quê này đã sản sinh ra nhiều nhân tài mà tên tuổi, sự nghiệp của họ được sử sách ghi danh, được nhân dân ngưỡng mộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoằng Hóa - đất học xưa và nay NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI HOẰNG HÓA - ĐẤT HỌC XƯA VÀ NAY TS. Tạ Thị Thủy 1 ThS. Trần Thị Thanh Tú2 Tóm tắt: Nằm ở hạ lưu sông Mã, Hoằng Hóa mang trong mình nhiều nét văn hóatruyền thống của dân tộc. Đặc biệt, vùng đất này luôn được nhắc đến như là cái nôi của đấthọc, là vùng đất mà ở đó sự học luôn được tôn vinh, đề cao và ca ngợi. Nơi đây, mỗi gia đình,dòng họ đều ý thức sâu sắc vai trò của học vấn. Vùng quê này đã sản sinh ra nhiều nhân tàimà tên tuổi, sự nghiệp của họ được sử sách ghi danh, được nhân dân ngưỡng mộ. Truyềnthống hiếu học đã được người Hoằng Hóa ra sức gìn giữ tạo thành một dòng chảy liên tụcnối tiếp từ đời này sang đời khác. Từ khóa: Hoằng Hóa; truyền thống văn hóa; đất học; khoa bảng. 1. Đất khoa bảng từ xa xưa Nếu như người xứ Thanh có quyền tự hào là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, tự hào làvùng đất sinh ra những vị trạng nguyên, nhân tài của đất nước thì đó chính là nhờ truyềnthống hiếu học của người dân nơi đây. Do vậy, nhà sử học Lê Văn Lan đã đúc kết “ThanhHóa là đất hiếu học”. Nói về truyền thống hiếu học của người xứ Thanh không thể không nhắc đến HoằngHóa - nơi được xem là trung tâm của sự học, của truyền thống trọng học. Hoằng Hóa là mảnh đất gắn bó máu thịt với tỉnh Thanh Hóa, với tổ quốc Việt Namtrong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Vùng đất ấy có những nét văn hóa truyền thống đặctrưng của dân tộc; mỗi khúc sông, mảnh ruộng, thửa vườn… đều in đậm dấu ấn lịch sử và vănhóa với những kỳ tích hào hùng của cha ông trong công cuộc xây dựng và đấu tranh giữ nướcnhưng đồng thời cũng ẩn chứa những sắc thái riêng của một miền quê. Trong đó, hiếu học,trọng học đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp mà mọi người dân Hoằng Hóa đều cóquyền tự hào. Truyền thống hiếu học và khuyến học ở Hoằng Hóa đã hình thành nên những vùng đấthọc, những dòng họ khoa bảng, những danh nhân, những hiền tài của đất nước. Nơi đây cónhững vùng đất trở thành làng đại khoa như làng Nguyệt Viên, làng Bột Thượng, làng BộtThái, làng Phượng Đình, làng Cát Xuyên, làng Quỳ Chữ… Đặc biệt, hai anh em Lưu Miễn vàLưu Diễn ở làng Nguyệt Viên cùng đỗ học vị cao, anh là Trạng Nguyên, em là Bảng Nhãn.Do vậy, dân gian Hoằng Hóa hiện nay còn lưu truyền câu phương ngôn: Nguyệt Viên mười tám ông nghè Ông cưỡi ngựa tía ông che tán vàng Có thể nói từ xưa đến nay, việc coi trọng sự học đã tạo nên bản sắc riêng cho làngNguyệt Viên. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, hiếm có một làng quê nào trên dải đấthình chữ “S” lại có tới 18 người đỗ đầu trong các kỳ thi. Để có thể đỗ đại khoa là việc vô1 Khoa Văn hóa - Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa2 Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 97 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔIcùng khó khăn. Do vậy, làng chỉ cần có một người đỗ đại khoa đã là vinh dự. Tuy nhiên,nhiều làng ở Hoằng Hóa được mênh danh là “cái rốn của đại khoa” với nhiều người đỗ cao.Theo thống kê đỗ đại khoa nhiều nhất ở các làng sau: - Nguyệt Viên: 11 người; - Vĩnh Trị: 7 người - Bột Thái: 7 người - Bột Thượng: 5 người - Phù Quang: 3 người” [2; 254]. Đỗ đại khoa, thì trong một gia đình, một làng (làng Nguyệt Viên) trong thời gian 7 nămcó 2 hai anh em ruột Lưu Miễn và Lưu Diễn đều đỗ đạt học vị cao. Lưu Diễm đỗ thứ nhì đệnhất giáp (tức Bảng Nhãn) khoa thi Thái học sinh năm Nhâm Thìn (1232) đời Trần TháiTông. Bảy năm sau, năm Kỷ Hợi (1239) đời Trần Nhân Tông anh ruột ông là Lưu Miễn đỗĐệ nhất giáp khoa thi Thái học sinh. Truyền thống kế thế đăng khoa ở đây vẫn được tiếp nốivới các khoa thi sau. Năm Hồng Đức thứ 12 (1481) đời Lê khoa Tân Sửu, Hoằng Hóa có haingười cùng đỗ tiến sĩ là Nguyễn Nhân Lễ ở Bột Thượng (Hoằng Lộc) và Lê Duy Hàn ở BáiCầu (Hoằng Tân). Tiếp đó, khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502) có Trường ĐứcQuang ở xã Ngọc Quyết (Hoằng Tiến) và Lê Nhân Tế ở xã Đại Nhuệ nay là thôn Hồng Nhuệxã Hoằng Thắng cùng đỗ tiến sĩ. Đặc biệt, ở Bột Thái (xã Hoằng Lộc) có hai cha con đỗ đạikhoa đó là Nguyễn Sư Lộ đỗ tiến sĩ khoa Giáp Dần (1554) và con là Nguyễn Thứ đỗ HoàngGiáp khoa Mậu Thân (1598). Ở Hoằng Hóa, số người đỗ đạt khi còn trẻ (dưới 18) rất nhiều như Lê Thiều ở Từ Minhđỗ khoa Canh Tý, niên hiệu Thái Bảo 1 (1720) đời Lê Dụ Tông; Lê Thúc Điền ở Sơn Trang(Hoằng Trung) cũng đỗ khoa trên; Nguyễn Lê Dược ở Vĩnh Trị (Hoằng Quang - nay thuộc vềt ...

Tài liệu được xem nhiều: