Tác dụng dược lý: Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó là Berberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnh đối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcus aureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigella dysenteriae và S. Flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng kém hơn Streptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigellasonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Nước sắc Hoàng liên có hiệu quả đối với 1...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HOÀNG LIÊN (Kỳ 3) HOÀNG LIÊN (Kỳ 3) Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng liên và 1 trong các hoạt chất của nó làBerberine, có phổ kháng khuẩn rộng trong thí nghiệm. Có tác dụng ức chế mạnhđối với Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Staphylococcusaureus. Thuốc có tác dụng ức chế mạnh đối với khuẩn gây lỵ nhất là Shigelladysenteriae và S. Flexneri. Thuốc có hiệu quả hơn thuốc Sulfa nhưng kém hơnStreptomicine hoặc Chloramphenicol. Thuốc không có tác dụng đối với Shigellasonnei, Pseudomonas aeruginosa và Salmonella paratyphi. Nước sắc Hoàng liêncó hiệu quả đối với 1 số vi khuẩn phát triển mà kháng với Streptomicine,Chloramphenicol và Oxytetracycline hydrochloride. Nhi ều báo cáo khác cho thấyđộ hiệu quả khác biệt của Hoàng liên đối với vi trùng lao, nhưng không có tácdụng giống như thuốc INH. Hoạt chất kháng khuẩn của Hoàng liên thường đượccoi là do Berberine. Khi sao lên thì lượng Berberine kháng khuẩn thấp đi (ChineseHerbal Medicine). + Tác dụng kháng Virus: Thí nghiệm trên phôi gà chứng minh rằng Hoàngliên có tác dụng đối với nhiều loại virus cúm khác nhau và virus Newcastle(Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống nấm: Trong thí nghiệm, nước sắc Hoàng liên có tácdụng ức chế nhiều loại nấm. Nước sắc Hoàng liên và Berberine tương đối có tácdụng mạnh diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng chống ho gà: Kết quả nhiều nghiên cứu về tác dụng của Hoàngliên đối với ho gà có khác nhau. M ột nghiên cứu cho thấy trong thí nghiệm tậptrung Hoàng liên ức chế sự phát triển của Hemophilus pertussis cao hơnStreptomycine hoặc Chloramphenicol, ít nhất là thuốc có tác dụng lâm sàng.tuynhiên, nghiên cứu khác trên heo Hà Lan, cho uống Hoàng liên thì lại không làmgiảm tỉ lệ tử vong (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng hạ áp: Chích hoặc uống dịch chiết Berberine cho mèo, chó vàthỏ đã được gây mê và chuột không gây mê thấy huyết áp giảm. Liều lượng bìnhthường, hiệu quả không kéo dài, liều lập lại cho kết quả không cao hơn hoặc lờnthuốc. Hiệu quả này xẩy ra dù tác dụng trợ tim ảnh hưởng đến lượng máu tim gâynên bởi liều thuốc này. Huyết áp giảm dường như liên hệ với việc tăng dãn mạch,cũng như có sự gia tăng đồng bộ ở lách, thận và tay chân (Chinese HerbalMedicine). + Tác dụng nội tiết: Berberine cũng có tác dụng kháng Adrenaline. Thí dụ:đang khi Berberine làm hạ áp thì phản xạ tăng – hạ của Adrenalin giảm rất nhiềunhưng phụ hồi lại nhanh. Berberine cũng dung hòa sự rối loạn của Adrenaline vàcác hợp chất liên hệ (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ mật: Berberine có tác dụng lợi mật và có thể làmtăng việc tạo nên mật cũng như làm giảm dộ dính của mật. Dùng Bebẻrine rấthiệu quả đối với những bệnh nhân viêm mật mạn tính (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Berberine dùng liều nhỏ có tácdụng kích thích vỏ não, trong khi đó, liều lớn lại tăng sự ức chế hoạt động của vỏnão (Chinese Herbal Medicine). + Tác dụng kháng viêm: Lịch sử nghiên cứu chất Granulomas gây ra bởidầu cotton trên chuột nhắt cho thấy chất Berberine làm gia tăng đáp ứng khángviêm của thể. Chất Ethanol chiết xuất của Hoàng liên có tác dụng kháng viêm khicho vào tại chỗ, nó làm cho chất Granulomas co lại. Hiệu quả này giống như tácdụng của thuốc Butazolidin (Chinese Herbal Medicine). Độc tính: Hoàng liên và Berberine đều tương đối an toàn, chỉ có 1 vài tácdụng phụ, dùng lâu dài cũng không có tác dụng có hại gì cả. Dùng đến 2gBerberine hoặc 100g bột Hoàng liên một lúc, không thấy có tác dụng phụ nào xẩyra (Chinese Herbal Medicine). Tính vị: + Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh). + Thần Nông, Kỳ Bá, Hoàng Đế, Lôi Công: vị đắng, không độc (Ngô PhổBản Thảo). + Vị rất đắng, khí rất hàn (Bản Thảo Chính). + Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Học). + Vị đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Vị đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Dương minh Đại trường,, túc Thiếu âmThận, túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ). + Vào kinh Tâm, Can, Tỳ, Đởm, Vị, Đại trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Tâm và Tâm bào lạc(Bản Thảo Tân Biên). + Vào kinh Tâm, Can, Đởm, Vị, Đại trường (Trung Dược Học). + Vào kinh Tâm, Phế, Can, Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung DượcThủ Sách). + Vào kinh Tâm, Can, Đởm, Tỳ, Vị, Đại trường (Đông Dược Học ThiếtYếu). Tham khảo: + Hoàng liên rằng chữa gầy yếu thở gấp (Bản Thảo Thập Di). + Hoàng liên: chữa ngũ lao thất thương, ích khí, giảm tâm phúc thống(ngực bụng đau), tim hồi hộp, phiền táo, nhuận tâm phế, mọc c ơ bắp, chứng nhiệtlây lan, cầm mồ hôi trộm cùng nhọt lở. Chưng bao tử heo làm hoàn chữa chứngcam khí trẻ con, sát trùng (Chư Gia Bản Thảo). + Hoàng liên chữa uất nhiệt ở trong,phiền táo buồn nôn, tâm hạ đầy cứng + Hoàng liên chủ tâm bệnh nghịch mà thịnh, chứng tâm(Trân Châu Nang).tích phục lương (Thang Dịch Bản Thảo).+ Hoàng liên khử ác huyết nơi tâmkhiếu, giải phiền muộn do dùng thuốc thang quá liều, và ngộ độc. Hoàng liên vịđắng hàn vào tâm, là chủ được chữa hỏa tà, tả tâm hỏa trử đầy, tức, chữa lỵ tật(kiết lỵ) hết đau bụng, thanh can đởm sáng mắt tai, khử thấp nhiệt chữa nhọt lở(Bản Thảo Đồ Giải). + Hoàng liên vị rất đắng, tính rất lạnh dùng liều lượng ít, có công hiệu kiệnvị, có thể xức tiến tiêu hóa, nếu dùng lượng quá nhiều thì sẽ do đắng lạnh quá màhại tới Vị làm cho tiêu hóa kém đi. Sao với rượu để dùng thì tăng cường công hiệutrị hỏa nhiệt ở thượng bộ, sao với gừng để tăng cường hiệu quả của tác dụng kiệnvị chỉ ẩu. Sao với nước Ngô thù du có công hiệu tả hỏa nhiệt ở can đởm. Hoàngliên ...