Danh mục

Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh 9 tháng 9 năm 1937- ) là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1978).Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ở Huế, ông học học hết bậc trung học. Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960-1966, dạy tại trường Quốc Học Huế. Năm 1966-1975, ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí: " Ai đã đặt tên cho dòng sông" Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông A- TÁC GIẢ Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh 9 tháng 9 năm 1937- ) là hội viên Hội Nhà vănViệt Nam (1978). Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng BíchKhê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ở Huế, ông học học hết bậc trung học. Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Năm 1960-1966, dạy tại trường Quốc Học Huế. Năm 1966-1975, ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiếnchống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịchHội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Hiện nay ông đang sống ở Huế. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùngđợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. [1] Tác phẩm Thể loại bút ký:  Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1972).  Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980)  Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984)  Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)  Hoa trái quanh tôi (1995)  Huế, di tích và con người (1996)  Ngọn núi ảo ảnh (2000)  Trong mắt tôi (2001)  Rượu hồng đào (truyện ký, 2001) Thể loại nhàn đàm:  Nhàn Đàm (1997)  Miền gái đẹp (2001) Thể loại thơ:  Những dấu chân qua thành phố (1976)  Người hái phù dung (1995) Ngoài ra, vào năm 2002 nhà xuất bản Trẻ đã cho xuất bản Tuyển tập HoàngPhủ Ngọc Tườnggồm 4 tập. Nghiệp văn chương Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường,sách Ngữ văn 12 có đoạn viết: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặcsắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữtình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phongphú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướngnội, súc tích, mê đắm và tài hoa[2]. Trích thêm ý kiến của người trong giới:  Nhà văn Nguyễn Tuân: Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa[3].  Nhà văn Nguyên Ngọc: Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anhđang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghịlực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là người hamchơi. Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống,với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...[4]  Nhà thơ Hoàng Cát: Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêngmình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gầnnhư đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoảimái ngòi bút được...[5]  Nhà thơ Ngô Minh: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ởnước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ởtấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đólà những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tườngchính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường làvẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâuthẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chorằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗinỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm... Đó là một nhận xét xác đáng[6].  Trên Website vnexpress: Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởihoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn bakhắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều vềhoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. [7]. B- TÁC PHẨM Phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông Dàn ý phân tích bài bút kí của Hoàng phủ Ngọc Tường 1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương : được khơi gợi từ không gianvà thời gian cụ thể.(Đoạn 1) Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông tỏa sáng một thần thái yên tĩnh vàkhoáng đạt. Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồiđọc Kiều dưới mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắckhông ngừng và mùi hương của hoa trái trong vườn. Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong Truyện Kiều : dòng sông đáy nước in trời, nội cỏ thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn ,mùa thuquan san, vầng trăng thắm thiết,..._Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, nhưmột vang bóng thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt,hào hoa, đam mê, thi ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở. 2.Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồn hóng khoáng và man dại Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như một bản trường ca củarừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sôngHương mang vẻ đẹp dữ dội: mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáyvào đáy vực bí ẩn, nhưng cũng có lúc lại dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chóilọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một côgái Digan, phóng khoáng và man dại, bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnhgan dạ , một tâm hồn tự do và trong sán ...

Tài liệu được xem nhiều: