Danh mục

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên nền tảng công nghệ số tại một số quốc gia Đông Nam Á

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 358.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiềm năng phát triển của Ngân hàng số tương đối lớn, xuất phát từ nhu cầu thị trường, định hướng phát triển của ngành Ngân hàng và hội nhập tài chính. Bài viết này nghiên cứu hoạt động của ngân hàng trên nền tảng công nghệ số từ năm 2010 đến năm 2020 của 5 nước Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên nền tảng công nghệ số tại một số quốc gia Đông Nam Á HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TS Lê Thị Thúy Hằng* TÓM TẮT Tiềm năng phát triển của Ngân hàng số tương đối lớn, xuất phát từ nhu cầu thị trường, định hướng phát triển của ngành Ngân hàng và hội nhập tài chính. Ngân hàng số có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và kỳ vọng sẽ thay thế dần mô hình ngân hàng truyền thống. Bài viết này nghiên cứu hoạt động của ngân hàng trên nền tảng công nghệ số từ năm 2010 đến năm 2020 của 5 nước Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Sử dụng mô hình POOL, FEM, REM, FGLS để xem xét tác động của giao dịch ngân hàng thực hiện bằng hình thức công nghệ số đến doanh thu tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Kết quả cho thấy các sản phẩm và dịch vụ linh hoạt của ngân hàng số mang lại nhiều lợi ích, với mức độ tương tác cao, không chỉ hỗ trợ mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, mà còn nâng cao doanh thu hoạt động của ngân hàng. Từ khóa: Hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ số, Đông Nam Á. 1. GIỚI THIỆU Cuộc cách mạng về ngân hàng, công nghệ sử dụng nhiều hơn và các quy định quản lý mở hơn sẽ làm giảm các rào cản gia nhập thị trường, có thêm nhiều chủ thể tham gia. Sự xuất hiện các nguồn dữ liệu khổng lồ và được tích hợp xử lý thu thập tự động, phân tích bởi công nghệ số sẽ tạo ra bước ngoặt về phát triển doanh thu trên quy mô lớn. Một số ngân hàng đã nhìn thấy cơ hội để tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm ngân hàng kỹ thuật số hay còn gọi là ngân hàng ảo. Ngân hàng kỹ thuật số cung cấp dịch vụ cho người dùng truy cập dữ liệu tài chính thông qua di động, thẻ tín dụng để mua sắm trực tuyến, quản lý tài khoản từ xa, chuyển tiền sang ngân hàng khác, sử dụng các giao dịch ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng dễ dàng. Ngược lại, khách hàng có thể gặp bất lợi đặc biệt là vấn đề an toàn giao dịch, bảo mật thông tin, nạp tiền vào tài khoản, giao dịch phụ thuộc vào điện thoại thông minh và đường truyền internet. Ngân hàng số là mô hình hoạt động của ngân hàng mà trong đó, các hoạt động chủ yếu dựa vào các nền tảng và dữ liệu điện tử và công nghệ số, là giá trị cốt lõi của hoạt động ngân hàng (Berndt và cộng sự, 2010). Ngân hàng số là ngân hàng ứng dụng nền tảng công nghệ mới nhất đối với tất cả các chức năng và dịch vụ của ngân hàng, và ở mọi cấp độ trong Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 134 - hoạt động của ngân hàng. Như vậy, ngân hàng số được hiểu là một mô hình hoạt động của ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số. Cụ thể hơn, là cách thức và quá trình hoạt động của một tổ chức, dựa hoàn toàn trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để thực hiện các chức năng của một ngân hàng. Ngân hàng tích hợp số hóa đối với toàn bộ các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, ứng dụng số hóa trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính và các hoạt động tương tác với khách hàng. Ngân hàng số đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Và nó là một công cụ hữu hiệu, khả thi nhất để gia tăng giá trị, lợi ích cho khách hàng và ngân hàng. Các ngân hàng chú trọng nâng cao dịch vụ khách hàng và trải nghiệm người dùng, dựa trên nền tảng số hóa sự tương tác, kỳ vọng và trải nghiệm của khách hàng trên cơ sở dữ liệu. Xuất phát từ nghiên cứu và tình hình thực tế đã cho thấy vai trò then chốt của ngân hàng số đối với sự phát triển của ngành ngân hàng gần đây đã được ghi nhận, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm định tác động của các giao dịch công nghệ số đối với kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong phần tiếp theo, nghiên cứu trình bày các thông tin cơ bản để thúc đẩy nghiên cứu. Phần 3 nêu ra cách tiếp cận thực nghiệm của mô hình nghiên cứu. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng mô hình POOL, FEM, REM, FGLS . Sau đó, các kết quả ước tính được trình bày và thảo luận trong Phần 4. Cuối cùng, Phần 5 đưa ra một số kết luận. 2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG Tính tương tác trong phương tiện kỹ thuật số cung cấp cho khách hàng các lựa chọn tốt hơn để tìm kiếm thông tin, chủ động thực hiện giao dịch và nhận trợ giúp khi cần. Công nghệ số cũng cung cấp những cách tiếp cận mới của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng trên các ứng dụng mạng (Zandhessami và Geramayeh, 2014). Theo Aldás và cộng sự (2009), dịch vụ kỹ thuật số có tiềm năng cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn, truy cập, kiểm soát và thuận tiện giao dịch hơn so với các kênh dịch vụ truyền thống. Điều này nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng của ngân hàng. Tầm quan trọng của tính tương tác sẽ tăng lên trong môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số. Thông qua thiết bị di động, các ngân hàng kinh doanh có thể tiếp cận khách hàng ở bất kỳ đâu vào bất kỳ thời điểm nào. Tiến bộ công nghệ trong hoạt động kinh doanh làm cho việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu trở nên khả thi (Sharif và Raza, 2017). Lee và cộng sự (2005) quan sát thấy rằng khả năng làm hài lòng khách hàng được tập trung chủ yếu vào tốc độ và thời gian phản hồi. Nó liên quan đến mức độ nhanh chóng - 135 của ngân hàng đối với yêu cầu hoặc câu hỏi của người tiêu dùng. Từ đó, gia tăng độ tin cậy và quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Tương tự, nghiên cứu của Pavlou (2003) đề xuất rằng các cộng đồng trực tuyến rất hữu ích để xây dựng lòng tin và có tác động tích cực đến lòng tin của khách hàng đối với công nghệ số của ngân hàng. Pavlou (2003) đã xem sự tin tưởng vào tổ chức có liên quan tích cực đến các quyết định c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: