Hoạt động kinh tế của phụ nữ trong cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam (so sánh trường hợp tỉnh Nam Định và tỉnh Khánh Hòa)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 387.00 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bằng cách so sánh trường hợp nghiên cứu của hai tỉnh Nam Định và Khánh Hòa, bài báo tập trung làm rõ những nguyên nhân, hiện trạng và những tác động của sự khác biệt vùng về vai trò của người phụ nữ trong đời sống kinh tế của cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách trong quá trình phát triển cộng đồng nơi đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động kinh tế của phụ nữ trong cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam (so sánh trường hợp tỉnh Nam Định và tỉnh Khánh Hòa) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0075 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 167-174 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGHỀ CÁ VEN BIỂN VIỆT NAM (SO SÁNH TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ĐỊNH VÀ TỈNH KHÁNH HÒA) Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cùng với xu thế chung của toàn thế giới, tại Việt Nam những năm gần đây, vai trò của người phụ nữ được nâng cao rõ rệt trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là kinh tế. Do đó, vấn đề bình đẳng giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ sự nỗ lực của cả xã hội, mỗi cộng đồng cũng như từng cá nhân. Tuy nhiên, ở một số cộng đồng dân cư mang tính chất đặc thù như cộng đồng nghề cá ven biển, vấn đề này đang gặp nhiều trở ngại và thành quả đạt được còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của người phụ nữ nói riêng và tạo ra những bất cập trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cả cả cộng đồng. Bằng cách so sánh trường hợp nghiên cứu của hai tỉnh Nam Định và Khánh Hòa, bài báo tập trung làm rõ những nguyên nhân, hiện trạng và những tác động của sự khác biệt vùng về vai trò của người phụ nữ trong đời sống kinh tế của cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách trong quá trình phát triển cộng đồng nơi đây. Từ khóa: Cộng đồng nghề cá, hoạt động kinh tế, bình đẳng giới. 1. Mở đầu Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động là 46,1%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế [8]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dù có nhiều thay đổi nhưng những định kiến về người phụ nữ vẫn tồn tại như một rào cản cho vấn đề bình đẳng giới. Theo số liệu về khuynh hướng việc làm tại Việt Nam, nhiều người trong số các chị em phụ nữ phải tự tạo việc làm hoặc làm việc trong gia đình mà không được trả công [8]. Phụ nữ làm việc trong các khu vực không chính thức có tiền công thấp hơn, tay nghề thấp hơn và ít cơ hội nâng cao tay nghề và đào tạo hơn nam giới [4]. Như vậy, rõ ràng là bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại tương đối rõ rệt trong vấn đề lao động và việc làm của Việt Nam. Ngày nhận bài: 1/2/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung, e-mail: trannhungvnh@gmail.com 167 Trần Thị Hồng Nhung Sự bất bình đẳng trong lao động và việc làm được biểu hiện tương đối rõ rệt tại cộng đồng nghề cá. Các nghiên cứu của nhiều tác giả tại các khu vực khác nhau như Nghệ An [5], các tỉnh ven biển Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận) [9] đều cho thấy mặc dù có sự đóng góp của người phụ nữ vào các hoạt động kinh tế của gia đình nhưng vai trò chính, tiếng nói quyết định vẫn thuộc về nam giới. Tuy nhiên, các tác giả thường chỉ tập trung vào các nghiên cứu trường hợp nên chưa thấy được sự khác nhau của các địa phương. Chính vì vậy, bài viết này chú trọng vào việc làm nổi bật sự khác biệt của hai khu vực nghề cá là miền Bắc và miền Nam để thấy được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc điểm nghề cá đến hoạt động kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngư dân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những hoạt động kinh tế chính của phụ nữ trong cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam Như một quy luật từ bao đời, nghề biển chỉ dành riêng cho đàn ông, là những người trụ cột trong gia đình. Trong một cộng đồng mà nghề biển chiếm tới khoảng 55% tổng số lao động toàn vùng [10], việc đàn ông độc quyền trong việc khai thác đã dẫn đến sự phân công lao động khá rõ ràng: Nam giới đi biển, phụ nữ ở trên bờ chuẩn bị ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho người đi biển, chế biến và bản hải sản, cũng như làm mọi việc nhà. Nếu quy trình đánh cá được chia làm 3 khâu: chuẩn bị, đi đánh cá, chế biến và bán cá; thì nam giới đảm nhiệm khâu thứ hai, còn phụ nữ đảm nhiệm hai khâu còn lại. Hình 1. Tỉ lệ lao động nữ trong các hoạt động nghề cá ở Việt Nam [3] Trong nghề cá, phụ nữ không tham gia nhiều vào các hoạt động đánh bắt n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động kinh tế của phụ nữ trong cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam (so sánh trường hợp tỉnh Nam Định và tỉnh Khánh Hòa) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0075 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 167-174 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGHỀ CÁ VEN BIỂN VIỆT NAM (SO SÁNH TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ĐỊNH VÀ TỈNH KHÁNH HÒA) Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Cùng với xu thế chung của toàn thế giới, tại Việt Nam những năm gần đây, vai trò của người phụ nữ được nâng cao rõ rệt trong mọi mặt đời sống, đặc biệt là kinh tế. Do đó, vấn đề bình đẳng giới đã đạt được nhiều tiến bộ nhờ sự nỗ lực của cả xã hội, mỗi cộng đồng cũng như từng cá nhân. Tuy nhiên, ở một số cộng đồng dân cư mang tính chất đặc thù như cộng đồng nghề cá ven biển, vấn đề này đang gặp nhiều trở ngại và thành quả đạt được còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao vai trò của người phụ nữ nói riêng và tạo ra những bất cập trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cả cả cộng đồng. Bằng cách so sánh trường hợp nghiên cứu của hai tỉnh Nam Định và Khánh Hòa, bài báo tập trung làm rõ những nguyên nhân, hiện trạng và những tác động của sự khác biệt vùng về vai trò của người phụ nữ trong đời sống kinh tế của cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam, từ đó khuyến nghị một số vấn đề liên quan đến chính sách trong quá trình phát triển cộng đồng nơi đây. Từ khóa: Cộng đồng nghề cá, hoạt động kinh tế, bình đẳng giới. 1. Mở đầu Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, tỉ lệ nữ trong lực lượng lao động là 46,1%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế [8]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dù có nhiều thay đổi nhưng những định kiến về người phụ nữ vẫn tồn tại như một rào cản cho vấn đề bình đẳng giới. Theo số liệu về khuynh hướng việc làm tại Việt Nam, nhiều người trong số các chị em phụ nữ phải tự tạo việc làm hoặc làm việc trong gia đình mà không được trả công [8]. Phụ nữ làm việc trong các khu vực không chính thức có tiền công thấp hơn, tay nghề thấp hơn và ít cơ hội nâng cao tay nghề và đào tạo hơn nam giới [4]. Như vậy, rõ ràng là bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại tương đối rõ rệt trong vấn đề lao động và việc làm của Việt Nam. Ngày nhận bài: 1/2/2016. Ngày nhận đăng: 5/5/2016 Liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung, e-mail: trannhungvnh@gmail.com 167 Trần Thị Hồng Nhung Sự bất bình đẳng trong lao động và việc làm được biểu hiện tương đối rõ rệt tại cộng đồng nghề cá. Các nghiên cứu của nhiều tác giả tại các khu vực khác nhau như Nghệ An [5], các tỉnh ven biển Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận) [9] đều cho thấy mặc dù có sự đóng góp của người phụ nữ vào các hoạt động kinh tế của gia đình nhưng vai trò chính, tiếng nói quyết định vẫn thuộc về nam giới. Tuy nhiên, các tác giả thường chỉ tập trung vào các nghiên cứu trường hợp nên chưa thấy được sự khác nhau của các địa phương. Chính vì vậy, bài viết này chú trọng vào việc làm nổi bật sự khác biệt của hai khu vực nghề cá là miền Bắc và miền Nam để thấy được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, đặc điểm nghề cá đến hoạt động kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngư dân. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những hoạt động kinh tế chính của phụ nữ trong cộng đồng nghề cá ven biển Việt Nam Như một quy luật từ bao đời, nghề biển chỉ dành riêng cho đàn ông, là những người trụ cột trong gia đình. Trong một cộng đồng mà nghề biển chiếm tới khoảng 55% tổng số lao động toàn vùng [10], việc đàn ông độc quyền trong việc khai thác đã dẫn đến sự phân công lao động khá rõ ràng: Nam giới đi biển, phụ nữ ở trên bờ chuẩn bị ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho người đi biển, chế biến và bản hải sản, cũng như làm mọi việc nhà. Nếu quy trình đánh cá được chia làm 3 khâu: chuẩn bị, đi đánh cá, chế biến và bán cá; thì nam giới đảm nhiệm khâu thứ hai, còn phụ nữ đảm nhiệm hai khâu còn lại. Hình 1. Tỉ lệ lao động nữ trong các hoạt động nghề cá ở Việt Nam [3] Trong nghề cá, phụ nữ không tham gia nhiều vào các hoạt động đánh bắt n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social sciences Cộng đồng nghề cá Hoạt động kinh tế Bình đẳng giới Phát triển kinh tế Nghiên cứu bình đẳng giới Lực lượng lao độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
24 trang 548 0 0 -
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 249 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 199 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 186 0 0 -
Nội dung phương pháp chứng từ kế toán
6 trang 163 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 157 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 137 0 0 -
8 trang 133 0 0
-
19 trang 123 0 0
-
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0