Hoạt động M&A trong giai đoạn 2005 - 2015 và triển vọng trong giai đoạn hội nhập mới
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 862.37 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu trình bày các phương thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hoặc sẽ bị mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) giữa các doanh nghiệp được tiến hành thành công, sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động M&A trong giai đoạn 2005 - 2015 và triển vọng trong giai đoạn hội nhập mới HOẠT ĐỘNG M&A TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 VÀ TRIỂN VỌNG TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI ThS. Nguyễn Thị Vũ Khuyên1 Tóm tắt Trong thập kỷ vừa qua, hoạt động M&A tại Việt Nam đã mở rộng cả về mặt số lượng và giá trị giao dịch, đặc biệt từ năm 2007 đánh dấu sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tháng 2/2016, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội lớn khi tham gia vào sân chơi chung của khu vực có tổng giá trị chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu và đóng góp cho GDP thế giới gần 300 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều thách thức khi nền kinh tế của Việt Nam còn yếu kém so với các nước cùng khu vực, trong đó vấn đề về quy mô là một trong những trở ngại cần được quan tâm hàng đầu.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng yếu thế trong việc cạnh tranh do không có lợi thế về quy mô, về thương hiệu và khả năng nghiên cứu và phát triển còn nhiều yếu kém. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn muốn phát triển bền vững, mở rộng thêm mảng thị trường mới. Họ buộc phải hợp tác cùng nhau bằng tất cả các phương thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hoặc sẽ bị mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)giữa các doanh nghiệp được tiến hành thành công, sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Từ khóa: M&A, thâu tóm toàn bộ, thâu tóm một phần 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Email: khuyen.nguyenthivu@hust.edu.vn 393 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập M&A hàm ý chỉ sự sáp nhập, hợp nhất hay mua lại một bộ phận hay toàn bộ doanh nghiệp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau. Hình 1. Phân loại M&A M&A Mergers Acquisitions (Sáp nhập/Hợp nhất) (Mua lại/Thâu tóm) Thâu tóm Thâu tóm toàn bộ một phần Sáp nhập/hợp nhất là hai hay nhiều doanh nghiệp cùng thỏa thuận với nhau nhằm chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu để hình thành một doanh nghiệp mới, với tên gọi mới (hoặc sử dụng tên của một trong hai doanh nghiệp cũ) và hoạt động dưới pháp nhân mới. Vì thế, sáp nhập/hợp nhất thường là những hoạt động M&A trên tinh thần thân thiện, hợp tác. Mua lại là khi một doanh nghiệp tiến hành mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác và không hình thành nên một pháp nhân mới. Quá trình mua lại sẽ kết thúc khi doanh nghiệp tiến hành mua lại giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại. Điều này được thể hiện qua quyền kiểm soát cổ phiếu, quyền kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Mua lại thường diễn ra trong tình trạng đối đầu giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà trạng thái cũ không đạt được. Hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sử hữu của doanh nghiệp, mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị cũng như điều hành của doanh nghiệp. Tuy vậy, mức độ thay đổi thế nào và được thực hiện đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như các quy định pháp lý, điều lệ doanh nghiệp và thỏa thuận giữa các bên trong thương vụ M&A. Có thể thấy, hai tổ chức sáp nhập hợp nhất 394 lại cùng nhau sẽ có giá trị lớn hớn hai tổ chức đang hoạt động riêng lẻ. Đây chính là nguyên nhân đưa đến những hoạt động sáp nhập, hợp nhất hay mua lại giữa các doanh nghiệp. Điều này càng trở lên cần thiết khi các doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy giảm kinh tế dẫn đến kinh doanh khó khăn do chịu áp lực cạnh tranh, tác động của thị trường hay các khó khăn về tài chính tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức M&A sau: - M&A cùng ngành (hay còn gọi là M&A chiều ngang): Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. - M&A dọc: Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Chẳng hạn như nhà cung cấp lốp xe máy sáp nhập với một đơn vị lắp ráp xe máy. - M&A mở rộng thị trường: Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau. - M&A mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường. - M&A kiểu tập đoàn: Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Phạm vi và đối tượng của một thương vụ M&A có thể giới hạn trong phạm vi một quốc gia hoặc mở rộng trên bình diện quốc tế. Có thể thấy bước định giá và xác định giá trị doanh nghiệp giữ vai trò quyết định đối với thương vụ M&A. Việc định giá chính xác sẽ giúp giảm rủi ro và đẩy nhanh tiến độ M&A giữa các doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp trong M&A sẽ thường bao gồm giá trị thực của doanh nghiệp cộng với giá trị cộng hưởng từ việc thực hiện M&A. Người ta sẽ chỉ tiến hành M&A khi (giá trị thực của doanh nghiệp + giá trị cộng hưởng từ M&A) > Giá giao dịch M&A Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kì diệu nhất giải thích cho mọi thương vụ mua bán sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm: - Giảm nhân viên. - Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động M&A trong giai đoạn 2005 - 2015 và triển vọng trong giai đoạn hội nhập mới HOẠT ĐỘNG M&A TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 VÀ TRIỂN VỌNG TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP MỚI ThS. Nguyễn Thị Vũ Khuyên1 Tóm tắt Trong thập kỷ vừa qua, hoạt động M&A tại Việt Nam đã mở rộng cả về mặt số lượng và giá trị giao dịch, đặc biệt từ năm 2007 đánh dấu sự phát triển của thị trường chứng khoán. Tháng 2/2016, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra cơ hội lớn khi tham gia vào sân chơi chung của khu vực có tổng giá trị chiếm tới 40% kinh tế toàn cầu và đóng góp cho GDP thế giới gần 300 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều thách thức khi nền kinh tế của Việt Nam còn yếu kém so với các nước cùng khu vực, trong đó vấn đề về quy mô là một trong những trở ngại cần được quan tâm hàng đầu.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng yếu thế trong việc cạnh tranh do không có lợi thế về quy mô, về thương hiệu và khả năng nghiên cứu và phát triển còn nhiều yếu kém. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn muốn phát triển bền vững, mở rộng thêm mảng thị trường mới. Họ buộc phải hợp tác cùng nhau bằng tất cả các phương thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hoặc sẽ bị mất thị phần vào tay các công ty nước ngoài. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)giữa các doanh nghiệp được tiến hành thành công, sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao sức mạnh toàn diện, lợi thế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Từ khóa: M&A, thâu tóm toàn bộ, thâu tóm một phần 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Email: khuyen.nguyenthivu@hust.edu.vn 393 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập M&A hàm ý chỉ sự sáp nhập, hợp nhất hay mua lại một bộ phận hay toàn bộ doanh nghiệp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau. Hình 1. Phân loại M&A M&A Mergers Acquisitions (Sáp nhập/Hợp nhất) (Mua lại/Thâu tóm) Thâu tóm Thâu tóm toàn bộ một phần Sáp nhập/hợp nhất là hai hay nhiều doanh nghiệp cùng thỏa thuận với nhau nhằm chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu để hình thành một doanh nghiệp mới, với tên gọi mới (hoặc sử dụng tên của một trong hai doanh nghiệp cũ) và hoạt động dưới pháp nhân mới. Vì thế, sáp nhập/hợp nhất thường là những hoạt động M&A trên tinh thần thân thiện, hợp tác. Mua lại là khi một doanh nghiệp tiến hành mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác và không hình thành nên một pháp nhân mới. Quá trình mua lại sẽ kết thúc khi doanh nghiệp tiến hành mua lại giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại. Điều này được thể hiện qua quyền kiểm soát cổ phiếu, quyền kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Mua lại thường diễn ra trong tình trạng đối đầu giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà trạng thái cũ không đạt được. Hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sử hữu của doanh nghiệp, mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị cũng như điều hành của doanh nghiệp. Tuy vậy, mức độ thay đổi thế nào và được thực hiện đến đâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như các quy định pháp lý, điều lệ doanh nghiệp và thỏa thuận giữa các bên trong thương vụ M&A. Có thể thấy, hai tổ chức sáp nhập hợp nhất 394 lại cùng nhau sẽ có giá trị lớn hớn hai tổ chức đang hoạt động riêng lẻ. Đây chính là nguyên nhân đưa đến những hoạt động sáp nhập, hợp nhất hay mua lại giữa các doanh nghiệp. Điều này càng trở lên cần thiết khi các doanh nghiệp rơi vào thời kỳ suy giảm kinh tế dẫn đến kinh doanh khó khăn do chịu áp lực cạnh tranh, tác động của thị trường hay các khó khăn về tài chính tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức M&A sau: - M&A cùng ngành (hay còn gọi là M&A chiều ngang): Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. - M&A dọc: Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Chẳng hạn như nhà cung cấp lốp xe máy sáp nhập với một đơn vị lắp ráp xe máy. - M&A mở rộng thị trường: Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau. - M&A mở rộng sản phẩm: Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường. - M&A kiểu tập đoàn: Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Phạm vi và đối tượng của một thương vụ M&A có thể giới hạn trong phạm vi một quốc gia hoặc mở rộng trên bình diện quốc tế. Có thể thấy bước định giá và xác định giá trị doanh nghiệp giữ vai trò quyết định đối với thương vụ M&A. Việc định giá chính xác sẽ giúp giảm rủi ro và đẩy nhanh tiến độ M&A giữa các doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp trong M&A sẽ thường bao gồm giá trị thực của doanh nghiệp cộng với giá trị cộng hưởng từ việc thực hiện M&A. Người ta sẽ chỉ tiến hành M&A khi (giá trị thực của doanh nghiệp + giá trị cộng hưởng từ M&A) > Giá giao dịch M&A Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kì diệu nhất giải thích cho mọi thương vụ mua bán sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp mới (sau khi sáp nhập) được nâng cao. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm: - Giảm nhân viên. - Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hoạt động M&A Thâu tóm toàn bộ Thâu tóm một phần Quản lý doanh nghiệp Rủi ro tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 299 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 279 1 0 -
30 trang 258 3 0
-
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 220 0 0 -
105 trang 195 0 0
-
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 1
56 trang 165 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 165 0 0 -
Làm thế nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình ?
6 trang 145 0 0 -
Quản lý doanh nghiệp và Tâm lý học xã hội: Phần 2
156 trang 132 0 0 -
Chia sẻ kiến thức hiệu quả cho nhân viên
5 trang 129 0 0