Danh mục

Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người học" tập trung phân tích vấn đề làm thế nào để những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự không chỉ là hoạt động sinh hoạt chính trị được tổ chức khá hình thức, hay chỉ là những hoạt động thực hành mở rộng bài học trên lớp, mà trở thành những hoạt động đa dạng nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh các kỹ năng sống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoạt động ngoại khóa nhìn từ góc độ lợi ích của người họcKỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG” HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁNHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI HỌC ThS. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang TT Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Theo chương trình của Bộ Giáo dục qui định thì công tác tổ chức hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp (hoạt động ngoại khóa) ở trường phổ thôngcũng bao gồm 2 phần: bắt buộc và tự chọn. Phần bắt buộc được tổ chức theo cácchủ điểm sinh hoạt hàng tháng. Phần tự chọn là các hoạt động phong phú để đápứng nhu cầu đa dạng của học sinh. Theo dõi việc triển khai chương trình nàychúng tôi được biết là trên thực tế tồn tại một số khó khăn vướng mắc nên các ýtưởng khó trở thành hiện thực. Khó khăn cơ bản là do biên chế eo hẹp nên số giờdạy chuyên môn của giáo viên phổ thông hiện đã quá nhiều. Do đó, thực trạngkhá phổ biến tại một số trường trung học cơ sở xa các trung tâm hành chính thìcông tác sinh hoạt theo các chủ đề, chủ điểm hàng tháng chủ yếu do Tổng Phụtrách Đội đảm đương, còn các hoạt động tự chọn thì tùy thuộc vào bản thân họcsinh và gia đình. Thực trạng đó tồn tại một số bất cập rất quan trọng như sau: Do đặc thù vềchức năng nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của các hoạt động do Đoàn Đội tổ chứclà tuyên truyền giáo dục về tư tưởng chính trị. Các mục tiêu giúp học sinh thựchành rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năngđịnh hướng nghề nghiệp thực sự vượt quá khả năng, là quá tải đối với ngườiđứng đầu tổ chức Đoàn Đội ở trường phổ thông. Hơn nữa, các sinh hoạt trên quy 27TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM - VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤCmô toàn trường do một số học sinh ở hàng “top ten” tham gia tổ chức, đó lànhững học sinh giỏi và tự tin, có khả năng hoạt động tập thể, hoặc là những họcsinh có năng khiếu âm nhạc, thể dục thể thao. Phần lớn các học sinh còn lạitham gia các hoạt động này chủ yếu là nghe và xem nên sẽ thu nhận được ít ỏihơn. Từ những phân tích thực trạng nêu trên, vấn đề mà tham luận này đặt ralà: Làm thế nào để những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự khôngchỉ là hoạt động sinh hoạt chính trị được tổ chức khá hình thức, hay chỉ là nhữnghoạt động thực hành mở rộng bài học trên lớp, mà trở thành những hoạt động đadạng nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh các kỹ năng sống - cụ thể là kỹ năng giaotiếp và làm việc theo nhóm - là những kỹ năng hết sức quan trọng trong việc họctập và trong cuộc sống của bản thân học sinh? Để có các giải pháp tốt đôi khi cần phải có quan niệm mới về một vấn đềcũ. Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh tính đa dạng của hoạt động ngoại khoá vànhững lợi ích của nó đối với người học. Hoạt động ngoại khóa không chỉ là ghitên vào học tại các lớp Anh văn, vi tính trái buổi học chính khóa, không chỉ làviệc theo đuổi các khóa học về âm nhạc, nghệ thuật, thể dục thể thao ở nhà vănhoá thanh thiếu niên, học nghề tại trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Hoạtđộng ngoại khóa cũng không phải chỉ là những buổi học nhóm để cùng giảiquyết một nhiệm vụ học tập, hay chỉ là việc tham gia vào các chiến dịch tìnhnguyện “Mùa hè Xanh”, các chuyến dã ngoại “Về nguồn”. Thông tin trên báochí cho biết ngày nay không chỉ có các sinh viên đi làm thêm, đi dạy kèm để lấytiền trang trải chi phí học hành, mà một bộ phận học sinh phổ thông cũng làmcác công việc “thời vụ” như bán hàng, phát bướm quảng cáo. Cũng có các sinhviên, học sinh mở website riêng, lập nhóm để cùng nhau tổ chức các hoạt độngcó ý nghĩa xã hội như là chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ môi 28KỶ YẾU: “HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG NHÀTRƯỜNG PHỔ THÔNG”trường, nghiên cứu về văn hoá Hà Nội. Những hoạt động này được dư luận xãhội ngợi khen là năng động, đôi khi được các tổ chức nước ngoài tài trợ, nhưngnhà trường phổ thông thì dường như “lơ là”, không có ghi nhận và đánh giá thiếtthực. Thiết nghĩ, khái niệm hoạt động ngoại khóa cần được mở rộng bao gồm cảnhững hoạt động lao động bán thời gian và những dự án theo đuổi các quan tâmcá nhân chính đáng của học sinh. Trong một cuộc khảo sát 292 sinh viên đại học, Mary Rombokas pháthiện: Có tương quan dương giữa việc tham gia các hoạt động ngoại khóa ởtrường trung học và thành quả học tập ở đại học (Rachel Hollrah, 2007). Nói vềnhững lợi ích mà các học sinh, sinh viên có thể đạt được khi tham gia vào hoạtđộng ngoại khóa thì ngoài việc đạt được thứ hạng cao trong học tập người tanhấn mạnh đến khả năng tìm kiếm tri thức, sự phát triển về kỹ năng sống và kỹnăng xã hội. Luyện tập các môn nghệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: